Bạn nên biết hôm nay

Cách ngừa đau họng khi nằm điều hòa

Nằm điều hòa khiến vợ và con tôi bị đau họng, phải há miệng khi ngủ. Xin bác sĩ tư vấn cách dùng điều hòa đúng? (Hùng, 35 tuổi, Hà Nội).

Trả lời:

Trước tiên, bạn cần kiểm soát nhiệt độ phòng, tuyệt đối không để dưới 26-28 độ C. Trong 30 phút đầu có thể để chế độ làm lạnh nhanh. Khi căn phòng đủ mát, nâng nhiệt độ lên tối thiểu 27-28 độ C. Đây là ngưỡng phù hợp với hệ thống biểu mô của niêm mạc đường hô hấp.

Những gia đình có trẻ nhỏ dưới một tuổi, cần đảm bảo duy trì nhiệt độ 28 độ C.

Tuyệt đối không nằm liên tục hoặc không ngồi làm việc dưới điều hòa quá 6 giờ đồng hồ trong một ngày. Trên mỗi điều khiển điều hòa đều có chức năng hẹn giờ. Bạn nên hẹn từ 23h đêm đến ba hoặc bốn giờ sáng hôm sau. Sau khi điều hòa ngắt, bạn chuyển sang dùng quạt điện, nên bật mức nhỏ. Điều này không ảnh hưởng đến giấc ngủ và an toàn cho đường thở.

Vệ sinh điều hòa từ hai đến ba lần trong năm, tùy vào mức công suất, thời gian sử dụng. Nếu gia đình chỉ sử dụng mỗi mùa hè thì cần vệ sinh hai lần, vào đầu và cuối mùa. Đối với điều hòa công ty, xí nghiệp, nên vệ sinh ba tháng một lần. Việc vệ sinh giúp đảm bảo bộ lọc không đưa không khí ô nhiễm vào phòng và gây bệnh.

Lưu ý sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài nhà khiến người dùng dễ bị sốc nhiệt và đau họng. Ngoài ra, bạn cần phân biệt đau họng, sốt cao do dùng điều hòa với các bệnh lý khác như sốt xuất huyết, Covid,... để tránh biến chứng nguy hiểm khi phát hiện ở giai đoạn muộn.

PGS Phạm Thị Bích Đào

Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/cach-ngua-dau-hong-khi-nam-dieu-hoa-4484787.html)

Tin cùng nội dung

  • Nghẹt tắc mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân, nhất là khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Suy tim (hay còn gọi là suy tim ứ huyết) là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng mà trong đó tim không còn khả năng bơm đủ máu theo nhu cầu của cơ thể.
  • Thường xảy ra ở trẻ từ 6-7 tháng tuổi đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn. Biểu hiện của bệnh: Trẻ bị sốt trên 38oC, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong...
  • Đa số cơn đau họng do virus gây ra, vì thế dùng Thu*c kháng sinh là vô ích. Điều này cũng đúng với bệnh viêm phế quản cấp.
  • Đau họng có thể là dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh, là tác dụng phụ khi dây thanh âm bị quá sức, hoặc là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn (như viêm họng liên cầu).
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Ngủ ngáy, mất nước, viêm họng, viêm mũi dị ứng, trào ngược a xít, nhiễm lạnh... có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau họng vào buổi sáng
  • Nếu đã đau họng do nhiễm khuẩn, bạn phải dùng kháng sinh nhưng không nên quá 7 ngày, để tránh gây ra hiện tượng vi khuẩn nhờn Thu*c về sau.
  • Có nhiều loại thực phẩm tự nhiên có khả năng chữa trị hiệu quả chứng đau họng khó chịu.
  • Tôi 40 tuổi. Khoảng 5 năm nay mỗi lần tôi quan hệ với ông xã chưa được 5 phút thì V*ng k*n bắt đầu tiết chất nhờn, đồng thời cổ họng khô khốc và đau rát, ho.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY