Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cách nhận biết nước rửa tay đủ tiêu chuẩn sát khuẩn chống corona virus

Để phòng tránh sự lây lan của virus corona, ngoài đeo khẩu trang đúng cách, hãy rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước trước khi ăn bất cứ thứ gì, đặc biệt là khi ho và hắt hơi. Nếu không có xà phòng và nước, thì các loại dung dịch sát khuẩn chứa ít nhất 60% cồn là một lựa chọn tốt.
Cách tốt nhất để phòng ngừa nCoV là rửa tay bằng xà phòng với nước trong ít nhất 30 giây. Xà phòng với nước làm giảm hầu hết các loại vi khuẩn trên tay của bạn. Rửa tay với xà phòng và nước theo quy trình rửa tay 6 bước của Bộ Y tế sẽ làm sạch và loại bỏ mầm bệnh trên tay. Xà phòng có tính lưỡng cực, giúp tách rời các chất bẩn ra khỏi da và sau đó nhờ dòng nước rửa trôi đi. Do đó, xà phòng có tính loại khuẩn chứ không phải diệt khuẩn.

Nếu không có xà phòng và nước hoặc không thể rửa tay liên tục (như các nhân viên y tế tham gia khám chữa bệnh; học sinh, sinh viên ngồi trong lớp...), thì dung dịch rửa tay sát khuẩn có ít nhất 60% cồn là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, cần thực hiện theo 2 bước: Cho nước rửa tay vào lòng bàn tay để ướt hoàn toàn; chà xát hai bàn tay trong khoảng 30 giây, đảm bảo tất cả các vị trí trên da tay đều tiếp xúc chất khử trùng, và để khô tự nhiên thay vì lau khô. Virus cúm sẽ bị bất hoạt sau khoảng 3 - 4 phút dùng dung dịch này. Do đó, cần chú ý, trong vòng 3 - 4 phút sau khi rửa tay nhanh, virus trên tay chưa kịp bị tiêu diệt vẫn có thể lây sang người khác.

Còn theo Bác sĩ Đào Trường Giang, báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các dung dịch sát khuẩn với 60 - 75% cồn tốt hơn nhiều so với những loại có ít cồn hoặc không có cồn.

Tuân thủ quy trình rửa tay đúng cách để phòng chống sự lây lan của virus, vi khuẩn. Nguồn: Bộ Y tế

Một số vi khuẩn như: Trực khuẩn mủ bị giết trong 10 giây bởi cồn có từ 30-100 độ; Serratia marcescens, E. coli (vi khuẩn hay gây tiêu chảy); Salmonella typhosa bị giết trong 10 giây bởi cồn có nồng độ từ 40-100 độ. Các vi khuẩn gram dương như Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) và Streptococcus pyogenes bị giết sau 10 giây bởi cồn là 60 độ. Cồn từ 60-80 độ cũng là một tác nhân diệt virus mạnh làm bất hoạt các virus lipophilic (herpes, virus cúm...). Nhiều virus ưa nước (ví dụ: adenovirus, enterovirus, rhovirus và rotavirus...). Như vậy, tùy vào các loại vi khuẩn, virus mà cồn có tác dụng khác nhau.

Như vậy, chúng ta cũng dễ nhận thấy với một số loại vi khuẩn, virus hay gặp thì nên dùng cồn có nồng độ từ 60 - 80 độ sẽ cho hiệu quả tối ưu. Trong thực tế, không phải ngẫu nhiên mà các cơ sở y tế thường dùng cồn 70 độ để sát khuẩn chứ không dùng cồn 90 độ. Điều này còn được giải thích là do cồn 90 độ làm đông vón protein vùng vỏ của virus, vi khuẩn quá nhanh nên không thấm vào bên trong được. Ngoài ra, cồn 90 độ bay hơi quá nhanh nên thời gian không đủ để có tác dụng. Thêm nữa là cồn 90 độ rất dễ gây cháy nên sẽ nguy hiểm hơn là dùng cồn 70 độ. Vậy nên dùng cồn 70 độ, không nên dùng cồn 90 độ để sát khuẩn nhanh.

Quảng An (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/cach-nhan-biet-nuoc-rua-tay-du-tieu-chuan-sat-khuan-chong-corona-virus-1516992.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Tuy đã được cảnh báo, những trường hợp ngộ độc do nấm vẫn xảy ra. Như trường hợp đau lòng ở Hòa Bình vừa qua, 2 trong số 5 người trong một gia đình đã Tu vong do ăn phải nấm độc...
  • Vào khoảng tháng 7/2010, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi phòng chống HIV/AIDS tại TP. Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk. Kết thúc hội thi, Sở Y tế Đăk Lăk mời các đoàn thi dự bữa cơm thân mật tại nhà hàng Đam San.
  • Ở người cao tuổi, tình trạng run tay hoặc lắc lư đầu là chuyện bình thường. Nhưng nhiều khi run xuất hiện là triệu chứng chỉ điểm của một rối loạn vận động gọi là run vô căn.
  • Tất cả mọi người từ trẻ tới già đều có thể bị dị ứng thực phẩm, đặc biệt ở những người có sẵn cơ địa dị ứng như đã từng bị viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen phế quản dị ứng…
  • Mỗi năm vào mùa rét, ở nhiều nơi, nhất là những vùng nông thôn, người dân thường đốt lửa, đốt than để sưởi ấm, chống lại giá rét khắc nghiệt.
  • Thủy sản nói chung và tôm nói riêng khi bị bơm tạp chất (đặc biệt tạp chất dạng lỏng) là môi trường phù hợp cho nhiều loại vi khuẩn phát triển. Nếu ăn phải sẽ có nguy cơ ngộ độc, mắc các bệnh nguy hiểm như tả, tiêu chảy, thương hàn, rối loạn tiêu hóa.
  • Các triệu chứng của ung thư thường dễ bị bỏ qua do giống với các căn bệnh thông thường khác, vì vậy đã khiến việc điều trị trở nên chậm trễ.
  • Mẹ tôi bị đau vùng ngực, xương ức, đau cả khi nghỉ và các triệu chứng ngày càng nặng...
  • Nước đá hay đá lạnh không có tác dụng sát khuẩn. Bởi với mức dao động giữa đá lạnh và vết thương chưa đủ lâu để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Cà độc dược là một vị Thu*c Đông y, chữa được nhiều bệnh lý, tuy vậy khi sử dụng, cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn của thầy Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY