Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cách nhận biết và phương pháp hỗ trợ khắc phục đối với trẻ chậm nói

Để khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ, phụ huynh cần tăng cường tương tác tích cực, tạo hứng thú giao tiếp, bật âm ở trẻ. Bên cạnh đó, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Dấu hiệu phát hiện sớm trẻ bị chậm nói

Theo ths.bsđinh thạc,trưởng khoa tâm lý bệnh việnnhi đồng 1 (tp.hcm) nhiều cha mẹ thường nhận ra con mình chậm nói muộn. vì vậy để lỡ mất giai đoạn vàng can thiệp ngôn ngữ giúp con. ngay khi trẻ từ 3, 4 tháng tuổi đã cần quan sát và nhận biết con chậm phát triển ngôn ngữ dựa vào các mốc đánh giá quan trọng. từ 2-3 tuổi trở xuống là giai đoạn vàng để hỗ trợ can thiệp hiệu quả cho trẻ. việc phát hiện trẻ có dấu hiệu chậm nói càng sớm thì quá trình khắc phục sẽ càng nhanh hiệu quả.

Dựa vào một số cột mốc đánh giá, phụ huynh có thể nhận biết được quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ có đang gặp trở ngại hay không như sau:

• 1 - 6 tháng tuổi: không phản ứng với giọng nói của cha mẹ

• 6 - 9 tháng tuổi: không hay nói những từ không rõ ràng

• 10 - 11 tháng tuổi: không bắt chước âm thanh như "ba ba, bà bà"

• 12 tháng tuổi: không nói "ba, bà" với mục đích gọi người thân; không thường bắt chước các từ có hai và ba âm tiết

• 13 - 15 tháng tuổi: không nói được ít nhất 4 – 7 từ; người lạ không thể hiểu hết 20% những điều trẻ nói.

• 16 - 18 tháng tuổi: không nói được ít nhất 10 từ; người lạ không thể hiểu hết 25% điều trẻ nói.

• 19 - 21 tháng tuổi: không nói được ít nhất 20 từ; người lạ không thể hiểu hết 50% điều trẻ nói.

• 22 - 24 tháng tuổi: không nói được ít nhất 50 từ; không biết sử dụng cụm hai từ; người lạ không thể hiểu hết 60% điều trẻ nói.

• 2 - 2.5 tuổi: không nói được khoảng 400 từ, bao gồm gọi tên, nói theo cụm từ hai - ba từ; sử dụng đại từ; người lạ không thể hiểu hết 75% điều trẻ nói.

• Từ 2.5 - 3 tuổi: chưa biết sử dụng số nhiều và thì quá khứ; chưa đếm 1 đến 3 một cách chính xác; chưa dùng 3-5 từ /câu; người lạ không thể hiểu hết 90% điều trẻ nói.

• 3 - 4 tuổi: chưa dùng được 3-6 từ/ câu; chưa biết đặt câu hỏi, trò chuyện, liên kết các sự kiện, kể chuyện.

• 4 -5 tuổi: chưa dùng được 6-8 từ/câu; chưa biết gọi tên chính xác bốn màu sắc; chưa đếm đúng từ 1-10.

Điều đáng nói, đa phần các gia đình còn chủ quan, cho rằng tình trạng chậm nói ở trẻ không đáng ngại, chỉ cần chờ đợi thời gian là trẻ sẽ biết nói. chính tâm lý chủ quan đó đã khiến nhiều trường hợp trẻ chậm nói bị lỡ mất giai đoạn vàng can thiệp, không có cơ hội được phục hồi và phát triển ngôn ngữ tốt nhất.

Nếu để tình trạng chậm nói kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến trí tuệ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý tinh thần của bé. trẻ thường làm theo ý của mình, thậm chí có hành vi chống đối, đập phá đồ đạc, ăn vạ, quấy khóc vì không tìm cách cho người khác hiểu được yêu cầu của mình. thêm vào đó có một số bé chậm nói có thể dẫn tới tăng động giảm chú ý.

Trẻ chậm nói ở độ tuổi nhỏ, nếu không được hỗ trợ sớm, có thể kéo dài và ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, trí tuệ, các kỹ năng xã hội của trẻ khi trẻ đến tuổi thành niên, thậm chí trẻ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai….

Các phương pháp giúp trẻ chậm nói bật âm, giao tiếp

Từ thực tế nêu trên, trao đổi với phóng viên, Ths.Bs Đinh Thạc cho biết, cha mẹ là người thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với con. Vì thế, cha mẹ cần tăng giao tiếp và tương tác với trẻ. Nhưng tương tác ở đây là tương tác tích cực để kích thích trẻ bật âm.

Vậy thế nào là thời gian giao tiếp tích cực? Thời gian giao tiếp tích cực là không phụ thuộc bao lâu bạn giao tiếp với bé mà là bao nhiêu thời gian bạn làm trẻ vui, ngạc nhiên, phản ứng, tham gia và hiểu những gì bạn đang giao tiếp.

"Bạn dành 10 phút chỉ đọc sách cho trẻ mà không quan tâm đến sự tham gia của trẻ thì đó vẫn tính là 0, tức là chưa phải là thời gian giao tiếp tích cực. Nhưng chỉ cần 2 phút bạn làm trẻ hứng thú nhìn sách, nhìn bạn và chịu lật trang sách thì đó là 2 phút tích cực"- BS Thạc cho biết.

Cha mẹ có thể khuyến khích sự nhận thức về môi miệng và vận động của lưỡi, cũng như phối hợp các cơ quan phát âm khác cho bé qua các hoạt động như: đánh răng, thở hay nhai thức ăn hằng ngày….

Bên cạnh giao tiếp tích cực, dinh dưỡng cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ths.Bs Đinh Thạc cho biết, có 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ: đó là quá trình hình thành vùng chức năng ngôn ngữ và gia tăng các kết nối thần kinh.

Các nhà khoa học thấy rằng các vùng chức năng ngôn ngữ của trẻ phát triển rất sớm và liên quan trực tiếp tới sự phát triển trí não. Khi mới chào đời, các tế bào thần kinh rất thưa thớt nhưng, từ 0-2 tuổi, gần 80% não bộ của bé đã được hình thành. Và từ 2-5 tuổi thì não bộ của trẻ đã đạt tới 90% kích thước não người lớn. Thêm vào đó, muốn gia tăng các kết nối thần kinh về ngôn ngữ, não bộ cần nhận được các kích thích dẫn truyền từ cơ quan đích như bộ phận nghe, nhìn, cảm nhận, để ghi nhớ, chú ý. Từ đó não chỉ huy bộ phận phát âm bắt chước và phát ra tiếng nói. Và chất béo Omega thực vật đóng vai trò vô cùng quan trọng cho quá trình này.

BS.CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp,Chủ tịch Hội Dinh dưỡng và Thực phẩm TP.HCMcho biết: Omega 3 chiếm 60% thành phần chất béo trong não. Người ta ví omega như những viên gạch xây dựng nên bộ não của con người. Vì vậy, trẻ được cung cấp đầy đủ axit béo omega ngay từ khi còn trong bụng mẹ, và khi chào đời sẽ góp phần rất quan trọng đối với việc phát triển trí não, phát triển ngôn ngữ. Omega có hai nguồn là Omega thực vật và Omega động vật.

Ưu điểm nổi bật của omega thực vật là chứa thành phần ALA mà omega động vật không có. ALA rất tốt cho quá trình dẫn truyền thần kinh, tăng khả năng ghi nhớ tập trung, giúp quá trình truyền thông tin nhanh và chính xác hơn. Nhờ đó bé sẽ ghi nhớ, chú ý, học hỏi tốt hơn.

Đặc biệt, ALA có vai trò kháng viêm và bảo vệ tế bào. Mà tế bào não rất dễ bị tổn thương nên rất cần được bảo vệ. Sau khi chào đời, não của chúng ta có 100 tỷ tế bào thần kinh. Nhưng các tế bào não không có sự tăng thêm về số lượng mà chỉ ch*t dần đi. Do đó, vai trò bảo vệ được tế bào não của ALA đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Các chuyên gia khuyến cáo nên phát hiện tình trạng trẻ chậm nói trước 3 tuổi để việc can thiệp có hiệu quả. Phụ huynh luôn cần dành thời gian tương tác tích cực với trẻ, chăm sóc và nuôi dạy trẻ với chế độ dinh dưỡng khoa học để trẻ được phát triển một cách khỏe mạnh, toàn diện.

Theo VOV

Link bài gốc Lấy link

https://vov.vn/suc-khoe/cach-nhan-biet-va-phuong-phap-ho-tro-khac-phuc-doi-voi-tre-cham-noi-post942712.vov

Theo VOV

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cach-nhan-biet-va-phuong-phap-ho-tro-khac-phuc-doi-voi-tre-cham-noi/20220511045437582)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Chậm nói ở trẻ có thể là tình trạng tạm thời và kỹ năng nói sẽ hoàn thiện theo thời gian. Nhưng ở một số trẻ, chậm nói là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc phải một bệnh lý nào đó và cần những biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Phòng âm ngữ trị liệu, thuộc Khoa Thính học - âm ngữ - trị liệu, Bệnh viện (BV) Tai Mũi Họng TP Cần Thơ (ở đường Trần Hưng Đạo, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) tiếp nhận cải thiện tình trạng cho những trẻ chậm nói do nghe kém và nhiều nguyên nhân khác.
  • Đối với các gia đình có con mắc hội chứng tự kỷ, chậm nói, tăng động, việc giúp trẻ phát triển bình thường là mong ước giản đơn và lớn nhất của họ. Thế nhưng, hành trình để trẻ hòa nhập xã hội và có một cuộc sống tốt đẹp như các bạn cùng trang lứa lại vô cùng gian nan, vất vả.
  • Con gái tôi 3 tuổi nhưng vẫn không nói được rõ. Cháu nói đớt, lười tập nói và còn rất sợ tiếng động lớn.
  • Con trai 2 tuổi rưỡi giậm chân, tay chỉ vào hộp bánh trên tủ, chị Nhi từ chối, cậu bé lắc đầu nguầy nguậy rồi gào khóc. Mẹ thở dài với tay lấy bánh giúi cho con.
  • Hãy đọc truyện tranh cho trẻ nghe và chỉ vào các bức hình, hỏi một vài chi tiết giúp trẻ hiểu và học thêm được một số từ chỉ vị trí.
  • Cậu con trai đầu 3 tuổi mới nói rõ nên chị Ngân chủ quan khi cô con gái thứ hai bằng tuổi này chỉ ê a chưa tròn chữ. Bé gái đi khám chậm nói mới biết có vấn đề về thính giác.
  • Con tôi 3 tuổi mà chưa biết nói. Tôi nên làm gì để bé nói được? Mong được bác sĩ tư vấn.
  • Hôm nay (2/4) được Liên Hợp Quốc chọn là Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ - ngày thắp đèn xanh trên toàn cầu vì người tự kỷ. Nếu bạn thấy ánh sáng xanh lơ trên các tòa nhà, thì hãy nhớ những người tự kỷ đang rất cần sự cảm thông của chúng ta.
  • Chào các bác sĩ mangyte, Con tôi 4 tuổi, bé có biểu hiện chậm nói và cũng không lắng nghe người nhà nói chuyện với bé. Cô mầm non nói với tôi là có thể bé bị rối loạn ngôn ngữ. Tôi lo quá, muốn đưa bé đi khám bệnh và trị liệu, vậy tôi nên đưa bé đến bệnh viện hay trung tâm nào? Cảm ơn bác sĩ! (Quỳnh Trang – mehoasua…@yahoo.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY