Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Chăm sóc trẻ chậm nói đúng cách

Trẻ bị chậm nói bạn cần có cách chăm sóc đúng để không ảnh hưởng đến tâm lý và khơi dậy được khả năng của chúng.

Vì sao bé chậm nói?

Trẻ chậm nói cha mẹ cần có cách chăm sóc đúng đắn. Nguồn ảnh: Internet

Chậm phát triển ngôn ngữ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự, nhưng tốc độ chậm hơn. Chậm nói đơn thuần đôi khi chỉ mang tính tạm thời và có thể mất đi nhờ sự trợ giúp của gia đình. Cha mẹ cần động viên trẻ “nói” bằng cử chỉ hoặc âm thanh, dành nhiều thời gian chơi với con, đọc sách và nói chuyện với bé. Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ cũng có thể là biểu hiện của bệnh khó học, thường chỉ được chẩn đoán khi trẻ đi học. Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần thêm sự trợ giúp của các chuyên gia.

Đôi khi, chậm nói lại có thể là dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường do các nguyên nhân:

Nguyên nhân bệnh lý: Có thể do trẻ gặp vấn đề ở cơ quan phát âm như tai, mũi, họng (chẳng hạn như mất thính lực,...); hoặc cơ quan chỉ huy gặp vấn đề (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não...).

Nguyên nhân tâm lý: có thể do bé được cưng chiều hoặc bỏ bê quá mức, hoặc một biến cố nào đó xảy ra,... làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. trẻ chậm nói do nguyên nhân tâm lý đang ngày càng gia tăng. điều này có thể do nguyên nhân cuộc sống hiện đại bận rộn khiến các bậc phụ huynh bị cuốn mình theo công việc nên không có nhiều thời gian với con cái.

Tự kỷ: chậm nói là một trong những dấu hiệu khá điển hình của hội chứng tự kỷ. tuy nhiên không phải lúc nào trẻ chậm nói cũng là tự kỷ. tự kỷ là một dạng bệnh lý của não bộ vì có xuất hiện rối loạn phát triển thần kinh do có những gen bất thường.

Chăm sóc trẻ chậm nói đúng cách

Đưa trẻ chậm nói ra ngoài trời hoạt động

Trẻ tận hưởng không khí trong lành ngoài trời, sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn sau thời gian dài ở trong nhà.

Hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời trong lúc tham gia các hoạt động vận động mạnh.

Giúp cải thiện mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, tạo điều kiện giúp trẻ nghe lời hơn.

Bên cạnh đó, các hoạt động theo nhóm ngoài trời, đòi hỏi cần sự nỗ lực thần kinh, giúp củng cố và khích lệ hành vi ở trẻ hiệu quả hơn.

Thưởng phạt hợp lý

Bố mẹ đừng quên nhìn nhận biểu hiện tốt của trẻ, hãy thường cho con bằng hệ thống điểm thưởng. Bạn có thể lập bảng đánh giá vào những lần con hoàn thành việc tốt trong thời gian hợp lý. Trẻ cũng có thể nhìn vào bảng đó để phấn đấu trong những lần làm việc khác…

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng khi trẻ làm sai cũng cần có mức phạt rõ ràng. Khen ngợi hành vi tốt sẽ giúp trẻ củng cố hành vi tốt ấy. Cha mẹ đừng quá vụn vặt, la mắng trẻ bởi những lỗi nhỏ hãy bỏ qua để ghi nhận những nỗ lực của trẻ.

Không gian yên tĩnh

Tránh đưa trẻ đến môi trường có nhiều kích thích. Hãy chọn một không gian yên tĩnh để trẻ có thời gian bình tâm trở lại. Chuyên gia cho biết: "Bạn có thể lấy một góc nhỏ tại chính ngôi nhà của mình, gọi đó là "không gian yên tĩnh". Khi nào trẻ cảm thấy bị quá tải, mệt mỏi… hãy cho trẻ ngồi vào đó để "hạ nhiệt".

Khéo léo làm trẻ xao nhãng

Giúp trẻ bận rộn với các hoạt động thú vị cũng là cách giúp trẻ hiếu động bình tâm trở lại. Nếu đến nơi công cộng, bạn có thể mang theo một số món đồ chơi hoặc một hoạt động mà trẻ có thể giải trí.

Chẳng hạn như: Sách tô màu hoặc chiếc xe ô tô đúng sở thích của trẻ, để đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ.

Nhờ vậy mà trẻ sẽ bớt chạy nhảy lung tung hoặc gây tiếng ồn nơi công cộng.

Hát cho con nghe

Thường xuyên hát cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi là cách tốt nhất để giúp trẻ ghi nhớ từ mới. ngoài ra, nhịp điệu vui tươi của bài hát cũng sẽ giúp trẻ dễ học từ mới và cảm thấy vui vẻ hơn khi học. đây là một cách dạy trẻ chậm nói khá đơn giản nhưng lại rất hiệu quả mà các chuyên gia nhi khuyến cáo bạn nên sử dụng.

Nói với trẻ những gì bạn đang làm

Việc giải thích cho trẻ biết bạn đang làm gì sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ và biết gắn kết các từ với đồ vật lại với nhau. Ví dụ, bạn có thể nói: “Mẹ lấy cơm cho Thỏ ăn nhé!”, “Bây giờ mẹ con mình cùng mang giày nha. Giày to của mẹ, giày nhỏ của Thỏ”… Lặp lại như vậy hàng ngày, một ngày nào đó bạn sẽ bất ngờ vì số lượng từ mà trẻ học được đấy.

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/cham-soc-tre-cham-noi-dung-cach-58045.html

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cham-soc-tre-cham-noi-dung-cach/20210915024154165)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Theo ThS. BS Lê Thị Hải - Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhiều thói quen trong khi chế biến đồ ăn hàng ngày của các mẹ đôi khi làm mất đi lượng dinh dưỡng lớn trong thực phẩm và gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.
  • Thời tiết lạnh kéo dài khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy. Tại khoa Nhi, BV Bạch Mai thời điểm này rất đông bệnh nhi đến khám do mắc phải các chứng bệnh trên.
  • Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển
  • Tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Trẻ suy dinh dưỡng khi mắc bệnh tiêu chảy dễ bị tiêu chảy kéo dài.
  • Tại sao trẻ ăn nhiều mà không lớn? - Đó là câu hỏi của không ít cha mẹ hiện nay khi mà con ăn đủ bữa, đủ chất dinh dưỡng nhưng không tăng cân.
  • Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra ngoài theo đường miệng. Việc xử trí đúng sẽ giúp trẻ cải thiện chứng bệnh này.
  • Với những mẹo nhỏ, giúp bé khám phá thế giới rau quả và tự làm đồ ăn ngộ nghĩnh, bé sẽ có lòng say mê với những đồ ăn có lợi cho sức khỏe.
  • Theo một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Pediatrics, trẻ sơ sinh nhẹ cân gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm, rối loạn tăng động kém chú ý...
  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
  • Chào các bác sĩ mangyte, Con tôi 4 tuổi, bé có biểu hiện chậm nói và cũng không lắng nghe người nhà nói chuyện với bé. Cô mầm non nói với tôi là có thể bé bị rối loạn ngôn ngữ. Tôi lo quá, muốn đưa bé đi khám bệnh và trị liệu, vậy tôi nên đưa bé đến bệnh viện hay trung tâm nào? Cảm ơn bác sĩ! (Quỳnh Trang – mehoasua…@yahoo.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY