Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Nơi nào nhận điều trị trẻ chậm nói?

Chào các bác sĩ mangyte, Con tôi 4 tuổi, bé có biểu hiện chậm nói và cũng không lắng nghe người nhà nói chuyện với bé. Cô mầm non nói với tôi là có thể bé bị rối loạn ngôn ngữ. Tôi lo quá, muốn đưa bé đi khám bệnh và trị liệu, vậy tôi nên đưa bé đến bệnh viện hay trung tâm nào? Cảm ơn bác sĩ! (Quỳnh Trang – mehoasua…@yahoo.com)
Chào bạn Trang, Hiện tại ở BV Nhi Đồng 1 TPHCM (532 Lý Thái Tổ, phường 10, quận 10) có nhóm chuyên viên “âm ngữ trị liệu” (ANTL) làm công tác khám, tư vấn, huấn luyện phụ huynh và điều trị bệnh nhi gặp khó khăn về : ăn, nuốt, giao tiếp, lời nói, ngôn ngữ và hành vi. Nhóm gồm 5 chuyên viên, mỗi ngày chỉ nhận khám và điều trị ANTL với số lượng giới hạn từ 55-60 bệnh nhi ngoại trú và bán trú được đăng ký trước. Đây là nhóm bệnh không phải là bệnh cấp cứu, do đó tất cả bệnh nhi phải đăng ký theo lịch hẹn trước từ 2-4 tuần, tùy theo thời điểm. Sau đó BV sẽ sắp xếp chuyên viên ANTL tiếp nhận bệnh nhi để khám, tư vấn, huấn luyện phụ huynh và thiết lập chương trình điều trị tùy theo từng bệnh nhi. Quy trình đăng ký khám và điều trị ANTL cho tất cả bệnh nhi ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh trong nước đang thực hiện tại BV Nhi Đồng 1:
Bạn Trang đưa bé đến đây khám bệnh nhé!
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-noi-nao-nhan-dieu-tri-tre-cham-noi-1117.html)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Trẻ mắc chứng chậm nói ngày càng gia tăng về số lượng khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng và bối rối vì không biết phải làm gì và bắt đầu từ đâu để giúp con. Cùng tham khảo ngay 8 lời khuyên khi dạy trẻ chậm nói dưới đây:
  • (MangYTe) - Chậm nói ở trẻ có thể là tình trạng tạm thời và kỹ năng nói sẽ hoàn thiện theo thời gian. Nhưng ở một số trẻ, chậm nói là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc phải một bệnh lý nào đó và cần những biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Phòng âm ngữ trị liệu, thuộc Khoa Thính học - âm ngữ - trị liệu, Bệnh viện (BV) Tai Mũi Họng TP Cần Thơ (ở đường Trần Hưng Đạo, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) tiếp nhận cải thiện tình trạng cho những trẻ chậm nói do nghe kém và nhiều nguyên nhân khác.
  • Đối với các gia đình có con mắc hội chứng tự kỷ, chậm nói, tăng động, việc giúp trẻ phát triển bình thường là mong ước giản đơn và lớn nhất của họ. Thế nhưng, hành trình để trẻ hòa nhập xã hội và có một cuộc sống tốt đẹp như các bạn cùng trang lứa lại vô cùng gian nan, vất vả.
  • Con gái tôi 3 tuổi nhưng vẫn không nói được rõ. Cháu nói đớt, lười tập nói và còn rất sợ tiếng động lớn.
  • Con trai 2 tuổi rưỡi giậm chân, tay chỉ vào hộp bánh trên tủ, chị Nhi từ chối, cậu bé lắc đầu nguầy nguậy rồi gào khóc. Mẹ thở dài với tay lấy bánh giúi cho con.
  • Hãy đọc truyện tranh cho trẻ nghe và chỉ vào các bức hình, hỏi một vài chi tiết giúp trẻ hiểu và học thêm được một số từ chỉ vị trí.
  • Cậu con trai đầu 3 tuổi mới nói rõ nên chị Ngân chủ quan khi cô con gái thứ hai bằng tuổi này chỉ ê a chưa tròn chữ. Bé gái đi khám chậm nói mới biết có vấn đề về thính giác.
  • Con tôi 3 tuổi mà chưa biết nói. Tôi nên làm gì để bé nói được? Mong được bác sĩ tư vấn.
  • Hôm nay (2/4) được Liên Hợp Quốc chọn là Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ - ngày thắp đèn xanh trên toàn cầu vì người tự kỷ. Nếu bạn thấy ánh sáng xanh lơ trên các tòa nhà, thì hãy nhớ những người tự kỷ đang rất cần sự cảm thông của chúng ta.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY