Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cho bé vừa nằm vừa uống sữa là dại: Sai lầm khiến bé dễ bị sặc sữa, nguy hiểm tới tính mạng

5 sai lầm khi cho trẻ uống sữa dưới đây không những làm giảm thành phần dinh dưỡng mà còn gây hại cho sức khỏe của bé.

Bé vừa nằm vừa uống sữa

Nhiều bà mẹ thường có thói quen cho con vừa nằm vừa uống sữa, nhưng việc cho các bé vừa nằm, vừa ôm bình sữa uống khiến bé dễ bị sặc sữa cực kỳ ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra, do bé còn nhỏ và hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện. Uống sữa khi nằm khiến bé dễ nôn, trào ngược sữa, sữa sặc vào ống thở có nguy cơ gây tử vong.

Pha sẵn sữa để dành cho bé uống

Thói quen của nhiều bà mẹ là thường pha sữa một lần rồi cho bé bú nhiều lần. Nhưng vậy, mẹ sẽ không tốn thời gian khử trùng bình sữa, mất công đi pha tốn thời gian. Tuy nhiện, với cách làm này sẽ khiến cho vi khuẩn vẫn xâm nhập vào sữa mặc dù đã được bảo quản, gây hại cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch còn non yếu ở bé.

Chính vì vậy, mẹ nên pha sữa từng chút một để cho bé uống hết, hạn chế cho bé uống sữa dư thừa. Sữa chỉ nên sử dụng trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau khi pha.

Không nên cho bé vừa nằm vừa bú sữa

Pha sữa cho con bằng nước khoáng

Nước khoáng là loại nước giúp bù chất điện giải tốt cho sức khỏe con người, nhất là sau khi vừa mới ốm sốt xong. Nhưng nếu mẹ lạm dụng nước khoáng để pha sữa cho bé uống vô tình sẽ gây mất thành phần dinh dưỡng trong sữa. Đồng thời, dễ gây vón cục canxi, sắt … khiến cho bé khó lòng hấp thu gây nên bệnh sỏi thận cho con trẻ.

Cho bé uống sữa chung với thuốc

Trr nhỏ thường rất sợ uống thuốc bởi thuốc có vị đắng. Chính vì vậy, nhiều bà mẹ đã sáng tạo ra cách pha thuốc vào sữa cho con uống để bé dễ nuốt hơn. Nhưng trên thực tế, cách làm này cực kỳ phả khoa học. Đồng thời, uống thuốc với sữa sẽ làm giảm đi tác dụng và khả năng hấp thụ của thuốc, do các thành phần trong sữa và thuốc tác dụng với nhau.

Chính vì vậy, mẹ nên cho bé uống sữa sau khi uống thuốc khoảng từ 1 đến 2 tiếng để đảm bảo sức khỏe của bé.

Không pha sữa với thuốc hoặc uống cùng lúc

Chỉ cho bé uống sữa bột

Nhiều bà mẹ từ khi con còn trong giai đoạn sơ sinh tới khi bé đi học mầm non, tiểu học vẫn chỉ sử dụng một loại sữa duy nhất. Điều này là phản khoa học, bởi mỗ giai đoạn bé cần một loại sữa khác nhau để bổ sung những dưỡng chất cần thiết giúp cho cơ thể phát triển toàn diện. Bé sơ sinh cần một loại sữa cho trẻ sơ sinh, bé 1-3 tuổi cần một loại sữa phù hợp với giai đoạn này…

Theo Em đẹp

Link bài gốc Lấy link

https://emdep.vn/lam-cha-me/cho-be-vua-nam-vua-uong-sua-la-dai-sai-lam-khien-be-de-bi-sac-sua-nguy-hiem-toi-tinh-mang-2020111418325135.htm

Theo Em đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cho-be-vua-nam-vua-uong-sua-la-dai-sai-lam-khien-be-de-bi-sac-sua-nguy-hiem-toi-tinh-mang/20230423105418225)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tinh hoàn là bộ phận tập trung những tế bào mầm cơ bản có nhiệm vụ sản sinh tinh trùng và tế bào Leydig (có nhiệm vụ sản xuất hormon testosterone) quyết định giới tính..
  • Theo ThS. BS Lê Thị Hải - Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhiều thói quen trong khi chế biến đồ ăn hàng ngày của các mẹ đôi khi làm mất đi lượng dinh dưỡng lớn trong thực phẩm và gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.
  • Thời tiết lạnh kéo dài khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy. Tại khoa Nhi, BV Bạch Mai thời điểm này rất đông bệnh nhi đến khám do mắc phải các chứng bệnh trên.
  • Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển
  • Tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Trẻ suy dinh dưỡng khi mắc bệnh tiêu chảy dễ bị tiêu chảy kéo dài.
  • Tại sao trẻ ăn nhiều mà không lớn? - Đó là câu hỏi của không ít cha mẹ hiện nay khi mà con ăn đủ bữa, đủ chất dinh dưỡng nhưng không tăng cân.
  • Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra ngoài theo đường miệng. Việc xử trí đúng sẽ giúp trẻ cải thiện chứng bệnh này.
  • Với những mẹo nhỏ, giúp bé khám phá thế giới rau quả và tự làm đồ ăn ngộ nghĩnh, bé sẽ có lòng say mê với những đồ ăn có lợi cho sức khỏe.
  • Theo một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Pediatrics, trẻ sơ sinh nhẹ cân gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm, rối loạn tăng động kém chú ý...
  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY