Dinh dưỡng hôm nay

Chăm sóc trẻ kém hấp thu như thế nào?

Tại sao trẻ ăn nhiều mà không lớn? - Đó là câu hỏi của không ít cha mẹ hiện nay khi mà con ăn đủ bữa, đủ chất dinh dưỡng nhưng không tăng cân.
Tại sao trẻ ăn nhiều mà không lớn? - Đó là câu hỏi của không ít cha mẹ hiện nay khi mà con ăn đủ bữa, đủ chất dinh dưỡng nhưng không tăng cân. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra nguyên nhân chính là do trẻ kém hấp thu dưỡng chất, điều này có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ và gây ra nhiều bệnh lý khác.

Những biểu hiện trẻ kém hấp thu:

Thông thường, trẻ kém hấp thu thường có những biểu hiện như sau:

- Đi ngoài phân lỏng, phân có nhiều nước, khối lượng nhiều, mùi tanh, màu nhợt, lổn nhổn, có váng nổi trên mặt nước giống như mỡ. Thường trẻ sẽ đi thành từng đợt xen kẽ với các giai đoạn bình thường.

- Đau bụng, cảm giác căng chướng, tức nặng, sôi bụng, có khi đau quặn nhẹ quanh rốn.

- Thể trạng suy sụp, sút cân, mệt mỏi, thường xuyên uể oải thiếu linh hoạt minh mẫn.

- Biếng ăn, chán ăn, mất vị giác ở đầu lưỡi, họng.

- Trẻ chậm phát triển chiều cao, còi cọc, nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ.

Các biểu hiện nói trên thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa. Vì vậy, để xác định rõ trẻ có kém hấp thu hay không, cha mẹ nên đưa con đi khám tại các chuyên khoa dinh dưỡng nếu trẻ có một trong các biểu hiện kể trên.

Nguyên nhân kém hấp thu ở trẻ:

Bên cạnh nguyên nhân do sự thay đổi đột ngột chế độ ăn, do cơ cấu khẩu phần ăn chưa cân đối thiếu chất này hay thừa chất kia gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể… thì các chuyên gia dinh dưỡng nhận định: Nguyên nhân cơ bản khiến trẻ kém hấp thu là do cấu tạo hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, chức năng tiêu hóa chưa vận hành được trơn tru.

Hệ tiêu hóa non yếu của trẻ rất dễ bị tác động bởi các yếu tố như: khẩu phần ăn không phù hợp, cách chế biến thức ăn không đúng với lứa tuổi, thức ăn bị nhiễm khuẩn… Khi đó, hệ tiêu hóa không tiết đủ enzymes để tiêu hóa thức ăn, thức ăn ứ đọng lại thành ruột, sinh ra các vi khuẩn có hại tiêu diệt vi khuẩn có ích. Khi vi khuẩn có ích bị tiêu diệt, đường ruột bị tổn thương lại cản trở việc tiết enzymes, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn. Vòng luẩn ấy dẫn đến không có quá trình hấp thu hoặc hấp thu kém, gây nên tình trạng trẻ nhẹ cân, không tăng cân, suy dinh dưỡng, thấp còi, kém phát triển…

Cần một giải pháp ưu việt và toàn diện đối với trẻ kém hấp thu

Điều quan trọng khi chăm sóc trẻ kém hấp thu là phải áp dụng các phương pháp một cách khoa học. Bên cạnh chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng thì tăng cường chức năng tiêu hóa cũng là yếu tố cần thiết.

- Đưa ra chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo hàm lượng phù hợp giữa các nhóm chất. Không nên quá ưu tiên đạm và chất béo, hãy cho trẻ ăn nhiều rau (ăn rau lá sẽ tốt hơn là các loại củ) để trẻ dễ tiêu hóa, tăng hấp thu.

- Khi chế biến thức ăn cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh và không bị mất chất. Không nên nấu quá nhừ hay nấu đi nấu lại một món . Không nên kết hợp các loại thịt hay hải sản với nhau vì dễ sinh ra các chất khó tiêu.

- Với trẻ trên 1 tuổi, có thể cho trẻ uống sữa tươi. Uống sữa tươi giúp tiêu hóa tốt hơn, hấp thu nhiều dưỡng chất hơn. Tuy nhiên, có một số trẻ bị kém hấp thu là do không dung nạp được một số thành phần có trong sữa. Vì vậy, hãy loại trừ nguyên nhân này trước khi cho trẻ uống nhiều sữa.

- Tăng cường vận động cho trẻ. Hãy năng xoa bóp, dẫn trẻ đi chơi, cho trẻ phơi nắng và vận động hàng ngày để tăng cường sức khỏe, việc này rất có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

- Chú trọng bổ sung phức hợp enzymes tiêu hóa, probiotics và FOS để tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp đường ruột khỏe, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn và dễ dàng chuyển hóa thành chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Từ đó, trẻ được cung cấp tối đa chất dinh dưỡng nên sẽ chóng lớn, tăng cân. Có thể cho trẻ ăn những loại thực phẩm tự nhiên rất tốt cho hệ tiêu hóa như giá đỗ, rau mầm, mạch nha, sữa chua, bơ, chuối, đu đủ… Hoặc sử dụng sản phẩm với thành phần gồm 5 enzymes, 5 chủng vi khuẩn có ích, FOS, Tinh chất men bia tươi và Kẽm.

TPCN Olymdiges là sản phẩm có sự phối hợp của 5 nhóm thành phần:

- Nhóm 5 enzyme tiêu hóa (Protease, Amylase, Lactase, Cellulase, Lipase): Giúp cắt nhỏ thức ăn thành dạng nhũ tương để dễ dàng hấp thu vào cơ thể.

- Nhóm 5 vi khuẩn có lợi (Lactobacillus (acidophilus, debpprueckii ssp. Bulgaricus, paracasei); Bifidobacterium BB-12,Streptococcus thermophilus): Giúp cân bằng hệ vi sinh, hỗ trợ tiêu hóa và khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa.

- Kẽm: Giúp giảm tình trạng chán ăn, tăng cường miễn dịch, và cần cho trẻ suy dinh dưỡng hoặc rối loạn tiêu hóa.

- FOS: Hỗ trợ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón ở trẻ.

- Tinh chất men bia tươi: Bổ sung 21 acid amin cần thiết và các nguyên tố vi lượng giúp trẻ luôn khỏe mạnh.

TPCN OLYMDIGES được khuyên dùng trong các trường hợp: Trẻ sau ốm, trẻ biếng ăn, trẻ tiêu hóa kém, trẻ kém hấp thu, trẻ suy dinh dưỡng, táo bón, đầy bụng, khó tiêu, loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh.

Người lớn mệt mỏi, ăn ngủ kém, suy nhược cơ thể; bệnh nhân trong thời kỳ dưỡng bệnh.

Lưu ý: Sản phẩm không phải là Thu*c, không có tác dụng thay thế Thu*c chữa bệnh

Số CNTCSP: 7193/2012/YT – CNTC

Số GPQC: 04/2014/XNQC-ATTP

Thông tin nhà phân phối:

Công ty TNHH Đầu Tư Phát triển Y tế Olympus

Website: http://olympus.net.vn

Hotline: 0976.558.066

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cham-soc-tre-kem-hap-thu-nhu-the-nao-11138.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY