Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cách phòng ngừa và xử trí khi ăn phải nấm độc

(HNM) - Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều nên thuận lợi để các loài nấm phát triển. Theo thống kê, trong khoảng 10.000 loài nấm trên thế giới thì có 50-100 loài nấm gây độc. Ngộ độc nấm thường xảy ra vào dịp xuân hè, tập trung ở vùng miền núi, nông thôn, nơi một số người dân có thói quen hái nấm mọc ở rừng, ngoài tự nhiên để làm thức ăn.

(hnm) - nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều nên thuận lợi để các loài nấm phát triển. theo thống kê, trong khoảng 10.000 loài nấm trên thế giới thì có 50-100 loài nấm gây độc. ngộ độc nấm thường xảy ra vào dịp xuân hè, tập trung ở vùng miền núi, nông thôn, nơi một số người dân có thói quen hái nấm mọc ở rừng, ngoài tự nhiên để làm thức ăn.

Khi ăn phải nấm độc, ngộ độc thường có các biểu hiện: Đau bụng dữ dội thành từng cơn, đi ngoài ra nhiều nước tanh, dính máu; buồn nôn và nôn ra thức ăn, có thể lẫn máu; toàn thân mệt mỏi...

Người ăn phải nhóm nấm gây ngộ độc sớm thường biểu hiệu sau ăn 30 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ. Còn người ăn phải nấm thuộc nhóm gây ngộ độc càng muộn càng nguy hiểm, do dấu hiệu ngộ độc chỉ xuất hiện sau 6-12 giờ, thậm chí là 40 giờ. Với nhóm nấm gây ngộ độc muộn, người bệnh Tu vong rất nhanh chỉ sau vài ngày do suy gan, chảy máu nhiều, co giật…

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, ngay khi có triệu chứng ngộ độc nấm phải gây nôn tại chỗ nếu bệnh nhân mới ăn trong vòng 1 giờ. đối với các bệnh nhân ngộ độc nấm có triệu chứng sớm cần vận chuyển cấp cứu đến bệnh viện huyện để chữa trị kịp thời. còn với các bệnh nhân ngộ độc nấm triệu chứng muộn (sau 6 giờ) cần được chuyển đến bệnh viện tỉnh hoặc khu vực nơi có khả năng lọc máu. người thân bệnh nhân ngộ độc cần mang mẫu nấm hoặc thức ăn chế biến từ nấm còn lại tới cơ sở y tế để sơ bộ xác định loài nấm.

Để tránh ăn phải nấm độc, người dân tuyệt đối không thu hái, sử dụng nấm rừng, nấm mọc tự nhiên bởi rất khó nhận biết nấm độc và nấm không độc. Người dân chỉ sử dụng khi biết chắc chắn nấm đó ăn được và chỉ nên nấu nấm tươi để ăn ngay, nếu để ôi, dập nát có thể hình thành độc tố mới gây ngộ độc.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/996740/cach-phong-ngua-va-xu-tri-khi-an-phai-nam-doc)

Tin cùng nội dung

  • Hàng năm vào mùa xuân, thời tiết ấm, ẩm rất thuận lợi cho các loài nấm phát triển và đây cũng là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc nấm.
  • Khi bị ngộ độc nấm cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
  • Tuy đã được cảnh báo, những trường hợp ngộ độc do nấm vẫn xảy ra. Như trường hợp đau lòng ở Hòa Bình vừa qua, 2 trong số 5 người trong một gia đình đã Tu vong do ăn phải nấm độc...
  • Mới đây, Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận 5 trường hợp ngộ độc của một gia đình tại xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình nhập viện.
  • Vừa qua, 19 người tại bản Si Cha Chải, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã phải nhập viện do ngộ độc nấm Ma
  • Ngộ độc nấm độc chỉ xảy ra khi ăn các nấm mọc hoang dại, thường vào mùa xuân và hè và ở các vùng rừng núi. Loại nấm độc nhất là nấm lục (hay nấm độc xanh đen), có hình thức hấp dẫn nhất, ngộ độc nặng nề,
  • Chỉ cần nhìn bằng mắt thường những loại nấm chứa độc tố thường có màu sắc bắt mắt. Ngộ độc nấm rất nguy hiểm có thể dẫn đến Tu vong chỉ sau 3 ngày ăn nấm.
  • Với bệnh nhân bị ngộ độc nấm, bạn có thể sơ cứu bằng cách gây nôn, cho uống than hoạt và nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế.
  • Gần 90% số người ch*t do nhiễm độc, trong đó 50% các ca ngộ độc là do ăn thực vật, nấm độc.
  • Khi bị ngộ độc nấm thì cần đưa người bị ngộ độc và người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY