Mới đây, Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận 5 trường hợp ngộ độc của một gia đình tại xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình nhập viện.
Mới đây, Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận 5 trường hợp ngộ độc của một gia đình tại xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình nhập viện. Nguyên nhân được xác định do ăn nấm độc, 2 người đã Tu vong sau đó, 3 người còn lại đang được điều trị tại trung tâm, trong đó 2 trường hợp đang trong tình trạng nguy kịch...
“Mùa ngộ độc nấm đang bắt đầu”
Đó là nhận định theo kinh nghiệm nhiều năm làm công tác phòng chống ngộ độc của TS. Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai tại buổi làm việc với lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm (ATTP) và đại diện Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (KCB) - Bộ Y tế vào chiều ngày 24/3. Đây là vụ ngộ độc do ăn nấm độc đầu tiên xảy ra trong năm 2015. Ông Sơn cho biết, theo quy luật hàng năm, thời gian từ cuối xuân chuyển sang hè được coi là mùa phát triển của các loại nấm, nhất là nấm hoang dại, mọc nhiều ở khu vực phía miền núi phía Bắc. Vì vậy, tập quán hái nấm để ăn của người miền núi dẫn đến nguy cơ ngộ độc rất cao.
Liên quan đến vụ việc mới đây, 5 người trong một gia đình đã nhập viện do ăn phải nấm độc gồm: ông Hà Văn Khiên (40 tuổi), vợ là Vi Thị Hiền (40 tuổi), hai con trai là: Hà Văn Tuấn (21 tuổi), Hà Văn Tường (5 tuổi) và con dâu Hà Thị Nga (18 tuổi, vợ Tuấn mới cưới được 4 tháng). Ngay sau khi nhập viện, ông Hà Văn Khiên và con dâu Hà Thị Nga đã Tu vong. Hà Văn Tuấn hiện đang trong tình trạng nguy kịch đến tính mạng, mạch chậm, men gan cao, có biểu hiện rối loạn đông máu nặng.
Theo báo cáo của Trung tâm Chống độc, chiều 19/3, gia đình ông Hà Văn Khiên vào rừng hái nấm (số lượng khoảng 2 bát), về nấu canh cùng với 4 con cua núi. Sau khi ăn tối xong đến khoảng 2 giờ sáng 20/3, thì ông Khiên có triệu chứng đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy dữ dội. Sau đó, tất cả mọi người đều có triệu chứng tương tự. Con chó của gia đình cũng đã ch*t do ăn phải thức nôn của người.
Trao đổi với PV báo SK&ĐS, bà Vi Thị Hiền cho biết: Tôi may mắn bị nhẹ hơn do chăm cho con trai bé là Hà Văn Tường (5 tuổi), bóc cua cho cháu ăn, tôi chỉ ăn mấy cái chân cua, khi quay lại thì mọi người đã ăn hết nồi canh nấm. Tuy nhiên, cháu Tường cũng đang trong tình trạng theo dõi tích cực. Hiện chỉ có bà Hiền là tỉnh táo, tuy rất mệt mỏi, vẫn có triệu chứng đau hạ sườn, hoa mắt, chóng mặt. Bà Hiền cho biết thêm: “Cái rổ dùng để rửa nấm, người nhà thịt gà rồi đựng vào rổ này, sau đó luộc gà ăn tất cả đều bị có triệu chứng tê môi, đắng lưỡi...”. Qua sự việc này cho thấy nấm mà gia đình bà Hiền hái về ăn chứa độc chất rất lớn.
Các nạn nhân được người thân đưa đến Trung tâm Y tế huyện Mai Châu, nhưng do tình trạng quá nặng, bệnh viện chuyển những bệnh nhân này đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng rối loạn đông máu nặng, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, huyết áp tụt, mất nhiều nước, men gan tăng và có các dấu hiệu nhiễm độc gan cấp.
Được biết, gia đình nạn nhân là người Thái, có hoàn cảnh rất khó khăn, không có tiền đóng viện phí và mua Thu*c. Tuy nhiên, các bác sĩ Trung tâm Chống độc đã huy động tối đa các loại Thu*c của bệnh viện để kịp thời cứu chữa cho bệnh nhân.
Bằng mọi cách cứu chữa người bệnh
Ngay sau khi nhận được thông tin, TS. Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục ATTP và đại diện Cục Quản lý KCB - Bộ Y tế đã đến Bệnh viện Bạch Mai thăm hỏi, động viên bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Tiếp đó, ngày 25/3, Cục Quản lý KCB, Bộ Y tế, đã có Công văn số 293/KCB-NV gửi Bệnh viện Bạch Mai đề nghị Trung tâm Chống độc tập trung tối đa nhân lực, trang thiết bị và Thu*c để phục vụ cấp cứu, điều trị người bệnh. Trước mắt không thu phí điều trị người bệnh, chăm lo dinh dưỡng cho người bệnh và có đề xuất với Bộ Y tế tìm các nguồn kinh phí để chi trả việc điều trị cho bệnh nhân. Được biết, chi phí điều trị bệnh nhân
ngộ độc nấm lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi ca, nhưng số cứu được rất ít. Vì thế, điều quan trọng nhất là phải tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, không ăn nấm mọc hoang dại.
Theo ông Long, các vụ
ngộ độc nấm thường xảy ra vào mùa đông - xuân, là thời điểm các loại nấm sinh trưởng và phát triển. Vì thế, khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên lên rừng hái nấm hoang dại ăn. Tuyệt đối không sử dụng nấm khi chưa rõ nguồn gốc, không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại. Nấm có sâu bọ ăn hoặc cho gà, chó ăn không ch*t vẫn hoàn toàn có thể gây ngộ độc đối với người. Khi có triệu chứng ngộ độc, phải gây nôn bằng mọi cách rồi chuyển đi cấp cứu ở trung tâm y tế gần nhất để chữa trị kịp thời như: rửa dạ dày, cho uống than hoạt tính sớm.
Liên quan đến vụ việc này, Cục ATTP (Bộ Y tế) đã có công văn gửi 63 tỉnh thành trong cả nước, tăng cường các biện pháp tuyên truyền đến người dân tuyệt đối không thu hái, không chế biến và không ăn nấm mọc hoang dại quanh vườn nhà, trong rừng, kể cả nấm dại nghi ngờ không an toàn. Tổ chức hướng dẫn các đơn vị y tế tuyến cơ sở trong công tác sơ cứu, cấp cứu, điều trị, tiên lượng bệnh nhân bị ngộ độc do ăn nấm độc...
Bài, ảnh:
Trần Lâm