Chỉ cần nhìn bằng mắt thường những loại nấm chứa độc tố thường có màu sắc bắt mắt. Ngộ độc nấm rất nguy hiểm có thể dẫn đến Tu vong chỉ sau 3 ngày ăn nấm.
Không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ
ngộ độc nấm thường xảy ra vào mùa Xuân Hè, tập trung tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thuộc một số tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên, nơi có tập quán thu hái và sử dụng nấm tự nhiên để làm thực phẩm.
Ngộ độc do ăn nấm độc thường có tỷ lệ người mắc cao, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của người ăn. Trong thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã có những chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, đồng bộ về các biện pháp phòng chống
ngộ độc nấm độc nhưng vẫn xảy ra các vụ ngộ độc do ăn nấm độc.
PGS.TS. Hoàng Công Minh - Trung tâm Phòng chống nhiễm độc - Học viện Quân y cho biết, ở Việt Nam có khoảng 50 - 100 loài nấm độc khác nhau, các loài nấm này được người dân vùng cao thường xuyên sử dụng. Vì thế, số vụ ngộ độc chủ yếu xảy ra ở những khu vực này.
PGS, TS. Phạm Duệ - Trung tâm chống độc BV Bạch Mai khuyến cáo
ngộ độc nấm độc chỉ xảy ra khi ăn các nấm mọc hoang dại, thường vào mùa xuân và hè và ở các vùng rừng núi. Loại nấm độc nhất là nấm lục (hay nấm độc xanh đen), có hình thức hấp dẫn nhất, ngộ độc nặng nề, diễn biến ngộ độc không thể lường trước được và là nguyên nhân Tu vong của hầu hết các trường hợp
ngộ độc nấm xảy ra hàng năm ở nước ta.
Người dân cần lưu ý, ngay cả trong một đám nấm mọc ở rừng vẫn lẫn lộn nấm lành và nấm độc vì bào tử nấm trôi theo gió, nước và đọng lại. Do đó, người dân cần tuyệt đối không hái nấm rừng về để sử dụng, tránh bệnh vạ vì miệng.
Theo các chuyên gia y tế, phân biệt nấm độc và nấm thường không khó có thể sử dụng bằng kinh nghiệm. Nhiều người quen ăn nấm, nhất là nấm hoang dã, đã có kinh nghiệm, cùng với các cơ sở nghiên cứu đã đúc kết thành bài học như sau:
Không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm hấp dẫn vì nấm này thường là nấm độc; không ăn các loại nấm hoang dại lúc còn non, vì lúc còn non chúng rất giống nhau (giống cúc áo), khó phân biệt; không ăn loại nấm khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa; không ăn nấm quá già, nấm có nghi ngờ, không rõ địa chỉ...
Cũng có những loại nấm độc giống nấm ăn (nấm trồng), rất khó phát hiện nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy gốc có bao và có vòng cổ.
Không phải khỏi tiêu chảy là hết chất độc
Biểu hiện của
ngộ độc nấm tùy theo từng loại. Loại biểu hiện ngộ độc sớm: Thường biểu hiện sau ăn 30 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ. Loại biểu hiện ngộ độc muộn, xuất hiện sau khi ăn 6 - 40 giờ (trung bình 12 giờ).
Sau 6 - 40 giờ sau ăn, bệnh nhân mới biểu hiện nôn, đau bụng, ỉa chảy dữ dội và nhiều. Vào thời điểm này hầu hết chất độc đã vào máu. Sau 1 - 2 ngày: Các biểu hiện tiêu hoá trên đỡ, người bệnh nghĩ là bệnh đã khỏi. Trên thực tế tình trạng ngộ độc vẫn tiếp diễn âm thầm ở các cơ quan khác. Sau 3 - 4 ngày: Vàng mắt, vàng da, mệt mỏi, ăn kém, đái ít dần, phù, chảy máu nhiều nơi, hôn mê và Tu vong.
Cách sơ cứu
ngộ độc nấm được Trung tâm Chống độc - BV Bạch Mai khuyến cáo như sau: Ngay sau khi có các biểu hiện của
ngộ độc nấm cần gây nôn bằng phương pháp cơ học. Cho uống thật nhiều nước, tốt nhất là dùng oresol.
Uống than hoạt: liều 1gam/kg cân nặng người bệnh. Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu người bệnh hôn mê, co giật: cho người bệnh nằm nghiêng. Nếu người bệnh thở yếu, ngừng thở: hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu có tại chỗ.
Không tự về nhà trong 1 - 2 ngày đầu kể cả khi các biểu hiện ngộ độc ban đầu đã hết.
ngộ độc nấm loại biểu hiện muộn cần được điều trị tại các cơ sở y tế có phương tiện hồi sức tích cực tốt (thường tuyến tỉnh trở lên).
Mangyte.vn
Theo Khánh Ngọc - Infonet