Icon Riverside Coffee hoạt động trong vòng 6 năm nhưng không đạt doanh thu như mong đợi. Đến tháng 1 năm 2016, vợ chồng Lê Hiếu, tiếp quản và mở rộng cũng như phát triển thêm nhiều chi tiết mới lạ cho quán. Quán có tên gọi Thị Xã Phan Thiết, nhưng người dân Phan Thiết đã quen gọi nó là cà phê Hải Đăng bởi hình dáng một phần của quán nay trở thành homestay.
Lê hiếu, sinh năm 1991, từng làm biên tập viên và mc cho kênh let’s viet, và sống ở sài gòn 8 năm, luôn nhớ da diết về nơi mình sinh ra. cũng giống như chồng mình, kiến trúc sư ngô lê nguyên, sinh năm 1979, sau thời gian học tập và bôn ba tại sài gòn, cả hai quyết định trở về thành phố biển lập nghiệp.
Đọc cuốn “Ông giáo làng trên tầng gác mái” rất nhiều lần, Lê Hiếu cho biết rất ấn tượng với cụm từ “thị xã Phan Thiết”. Những buổi chiều cầm cái máy ảnh film cũ kĩ, luồng qua dãy nhà cũ còn sót lại, làng chài thanh hải, xóm nhà “ chồ” cầu dục thanh, nhìn nhịp sống của bà con “làng chài” trên sông Cà Ty, thấy thật bình yên. Còn Nguyên, lúc anh còn nhỏ, nhà ở thị xã Phan Thiết, có lần bị gãy tay, bà ngoại phải đón xe lam từ xã Sông Lũy ở huyện Bắc Bình về nhà thương thị xã Phan Thiết để chữa trị. Từ những hoài niệm đó, quán cà phê thị xã Phan Thiết ra đời.
“Dù mong muốn rất nhiều, xong không thể gom hết tất thảy cả một thị xã vào một bản vẽ khiêm tốn, chúng tôi đã cách điệu trong khả năng, hy vọng, có một vài góc hoài niệm của cũ kĩ và vài góc ngồi cho tâm hồn chậm lại, dù ngoài kia vẫn còn những khó khăn và hối hả không ngừng...”,cô chủ Lê Hiếu trải lòng.
Quán nằm ở vị trí đắt địa ngay mặt tiền, nơi giao nhau của hai con phố Nguyễn Gia Tú và Nguyên Hồng, nhưng trong 6 năm vẫn không có người thuê. Lê Hiếu và chồng cảm thấy vừa lãng phí vừa ấn tượng bởi mô hình ngọn Hải Đăng do chủ cũ xây dựng, với tầm nhìn hướng ra khu đô thị mới, vừa hiện đại nhưng rất đặc trưng với biểu tượng gắn liền với nghề đi biển của Phan Thiết. Cả hai quyết định thuê lại quán với mức giá 35 triệu đồng/tháng. Vào thời điểm đó, nhiều người bảo Hiếu ngốc. Lúc này, quán chưa được đầu tư nhiều mà chỉ tận dụng trên nền những nội thất có sẵn. Cho đến năm 2019, quán cà phê có đôi chỗ xuống cấp, cộng tình hình dịch bệnh, cả hai gần như tiến đến bờ vực phá sản. Dù rất nản chí, có khi muốn bỏ cuộc, anh Nguyên động viên Hiếu làm lại quán để thử vận may thêm lần nữa.
Trước khi khởi nghiệp lần 2, cả hai cố gắng xoay sở bằng mọi cách. Để có một số vốn phụ chồng, Hiếu mở tiệm bánh mì. Thời điểm dịch bệnh lại khiến cô ăn nên làm ra. Doanh thu từ bánh mì hàng tháng tầm 20 triệu đồng/tháng. Hiếu kể, thời điểm khủng hoảng nhất là cả hai vợ chồng vét sạch những đồng tiền còn lại để tu bổ thiết kế quán và mở rộng phòng cho dịch vụ homestay Nhà Quê. Trước đó, dù đã rao bán đến mức rất thấp, 600 triệu đồng, nhưng vẫn không ai mua hoặc thuê lại.
Với bàn tay kiến trúc sư kinh nghiệm nhiều năm, anh triển khai nhiều chi tiết liên quan đến cảnh quan của vùng biển. ngoài các cửa sổ, anh phải tìm mua thuyền thúng hư của ngư dân gần nhà và sửa sang lại, hay ra tận bàu trắng mũi né để đào mang về các bụi xương rồng tạo điểm sống ảo cho khách.
Quán phục vụ đồ ăn và uống, mỗi món từ 30.000-50.000 đồng.
Điều may mắn trong quá trình liều lĩnh khởi nghiệp lần 2 là số lượng khách đến thuê phòng homestay. Mức giá 280.000-300.000 đồng/phòng cho 2 người thu hút khá đông du khách đến Phan Thiết nghỉ dưỡng, chủ yếu là nhóm khách trẻ và khách gia đình.
Theo chị Diễm Quỳnh, một thực khách hay đến quán, quán có không gian yên tĩnh và xanh mát, đặc biệt là có nhiều góc để chụp hình. Chị và bạn bè đồng nghiệp rất thích đến đây.
Nhờ bắt kịp xu hướng thiết kế quán cà phê theo ý tưởng và mô hình homestay tại thành phố biển mà vợ chồng cô hiện nay giảm bớt áp lực tài chính trong khi mô hình này đang khá phổ biến thậm chí bão hòa ở đà lạt. một phần cũng do dịch bệnh, khiến bất động sản bị đóng băng, dẫn đến việc đầu tư tiền nếu không đúng chỗ và cân nhắc kỹ sẽ mất tất cả, hiếu chia sẻ về những trải nghiệm kinh doanh của mình. tuy vậy, cô và chồng sẵn lòng tư vấn cho ai muốn mở loại hình này ngay tại thành phố phan thiết.