Sưng chân răng hàm dưới là một biểu hiện của viêm nha chu. Khi bị viêm nha chu người bệnh còn bị chảy máu chân răng, hơi thở nặng mùi và có ổ mủ tại chân răng.
Viêm nướu là nguyên nhân phổ biến khi gặp sưng chân răng. Do thói quen không làm vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách gây nên những vết thương hở. Các vi khuẩn sẽ thâm nhập vào các vết hở, thức ăn thừa bám lên bề mặt răng hình thành mảng bám, gây nên tình trạng sưng nướu.
Nướu thiếu chất đặc biệt vitamin B, vitamin C, vitamin E sẽ không thể khỏe mạnh rất dễ bị sưng.
Dấu hiệu nhận biết bạn mọc răng khôn là bị sưng nướu, kèm theo đó là sốt, nhức đau, sưng má. Trường hợp răng khôn mọc lệch, lợi trùm lên răng, mọc ngầm thì khả năng viêm nhiễm là rất cao.
Mọc răng khôn là một trong những nguyên nhân gây sưng nướu trong cùng hàm dưới. (Ảnh: Internet)
Khi người bệnh mắc phải các bệnh do nhiễm trùng như: herpes miệng, áp xe răng, bệnh nấm miệng sẽ cũng dẫn đến sưng chân răng hàm trong cùng.
Khi mang thai cơ thể thay đổi nội tiết tố làm sưng nướu răng. Hormone thay đổi làm gia tăng lượng máu tới lợi, dễ khiến nướu bị sưng.
Thường xuyên dùng tăm xỉa răng, đánh răng quá mạnh… là tác nhân gây tổn thương nướu làm nướu sưng đau, viêm.
- Thông tin từ A đến Z về hiện tượng mọc mụn ở nướu răng
- Ngứa nướu răng là gì? Những điều cần biết khi bị ngứa chân răng
Tình trạng sưng viêm răng hàm tuy không quá nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng. Nhưng chủ quan không chữa trị để tình trạng này kéo dài sẽ rất dễ dẫn đến áp xe răng, viêm tủy nặng hơn nữa có thể mất răng, nhiễm trùng máu cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe.
Sưng chân răng trong cùng hàm dưới do răng khôn gây nên thì cách trị tốt nhất là nhổ răng khôn. Khi nhổ răng khôn sẽ giúp hạn chế tình trạng đau nhức, dễ vệ sinh, không làm ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
Nếu sưng lợi thông thường thì chỉ cần lấy cao răng, loại bỏ môi trường gây bệnh, vệ sinh răng miệng sẽ giúp nướu khỏe mạnh, hồng hào trở lại.
Lấy cao răng giúp điều trị triệu chứng sưng nướu thông thường. (Ảnh: Internet)
Muối có khả năng kháng khuẩn, nước muối sẽ sát khuẩn, vệ sinh răng miệng thơm tho, loại bỏ vi khuẩn, giảm viêm sưng hiệu quả. Súc miệng bằng nước muối loãng 2 - 3 lần hàng ngày để lợi không còn viêm đau nhức.
Nha đam có tính kháng khuẩn và giảm đau nhức hiệu quả. Dùng gel nha đam đắp vào chỗ sưng viêm sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời.
Những bệnh trên rất khó để có thể điều trị khỏi tại nhà nên hãy đến gặp bác sĩ để nhận được phương án điều trị tốt nhất. Loại bỏ được những bệnh nhiễm trùng gây sưng lợi sẽ khiến nướu được khỏe mạnh trở lại.
Chăm sóc răng miệng và ăn uống hàng ngày cần được chú ý nhiều hơn khi đang bị sưng viêm lợi:
- Lựa chọn bàn chải phù hợp: hãy dùng bàn chải mềm mại; khi chải thì không nên chà xát mạnh.
- Dùng kem đánh răng cho răng nhạy cảm.
- Nên thay bàn chải thường xuyên sau khoảng 2 - 3 tháng sử dụng hay khi thấy đầu lông bị xù, mòn.
- Thay xỉa răng bằng tăm bằng chỉ nha khoa.
- Súc miệng hàng ngày bằng nước muối ấm để xoa dịu một phần đau nhức tại vùng nướu.
- Hạn chế sử dụng bia rượu, cách chất kích thích, không hút Thu*c lá. Tránh ăn món quá cứng, quá lạnh, quá nóng, đồ nhiều dầu mỡ,... vì có thể kích thích viêm, đau nhức nặng hơn.
- Ăn những thực mềm: cháo, canh hầm… để cơ hàm không phải hoạt động quá nhiều.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể từ đa dạng các nguồn thực phẩm khác nhau.
Hi vọng bài viết này giúp bạn hiểu về sưng nướu răng hàm trong cùng cũng như cách ngăn ngừa và điều trị. Hãy chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách để bảo vệ sức khỏe của mình nhé!
What Causes a Swollen Gum Around One Tooth? - Healthline
What to do about swollen gums - Medicalnewstoday
Những điều cần biết về tình trạng có màng trắng sau khi nhổ răng
https://afamily.vn/can-lam-gi-khi-bi-sung-nuou-rang-trong-cung-ham-duoi-20220214162806857.chnChủ đề liên quan:
bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới