Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cần làm gì khi trẻ đái dầm?

Con trai tôi 7 tuổi mà vẫn thường xuyên đái dầm ban đêm. Tôi cần làm gì để giúp con khỏi đái dầm?

(lethinga012233@gmail.co

Trẻ em từ 0-3 tuổi, do chưa tự chủ được ý muốn của bản thân nên đái dầm là chuyện bình thường. nhưng từ 5 tuổi trở lên, đặc biệt là trên 7 tuổi mà vẫn đái dầm ban đêm thì là biểu hiện không bình thường. nguyên nhân chủ yếu của chứng bệnh đái dầm lúc ngủ chưa được sáng tỏ hoàn toàn. tuy nhiên, bệnh có thể do tình trạng bàng quang chưa trưởng thành, hoặc do giảm bài tiết vào ban đêm một chất nội tiết chống bài niệu ở một số trẻ. có thể do nguyên nhân tâm lý: trẻ bị căng thẳng như bị cô giáo la mắng, bị bạn bè tách khỏi nhóm, mâu thuẫn trong gia đình...

Cha mẹ nên kiên trì và chú ý nhắc nhở bé đi tiểu trước khi đi ngủ và không nên uống nước 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ. Có thể sử dụng loại đồng hồ báo thức có khả năng phát hiện sớm các giọt nước tiểu đầu tiên để đánh thức trẻ dậy. Hạn chế cho trẻ ăn nhiều canh và uống nhiều nước trong bữa ăn tối và buổi tối. Đồng thời cải thiện các căng thẳng tâm lý cho trẻ. Khi các giải pháp trên không hiệu quả thì nên đưa trẻ đi khám để dùng Thu*c điều trị.

BS. NGUYỄN HƯNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/can-lam-gi-khi-tre-dai-dam-n146741.html)
Từ khóa: đái dầm

Chủ đề liên quan:

đái dầm

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Driptane! Thuốc làm giảm sự co thắt của cơ detrusor và như thế làm giảm mức độ và tần số co thắt của bàng quang cũng như áp lực trong bàng quang.
  • Đái dầm là một chứng bệnh hay gặp ở trẻ từ 3 tuổi trở lên, Khi ngủ tự đái, cũng có thể gặp ở người lớn, được miêu tả thuộc phạm vi chứng di niệu của y học cổ truyền.
  • Trẻ không kiểm soát được lượng nước tiểu sẽ dẫn đến hiện tượng đái dầm. Trong dân gian có những món ăn trị chứng đái dầm ở trẻ giúp trẻ hết đái dầm hiệu quả
  • Trẻ nhỏ đái dầm là hiện tượng thường gặp. Nhưng khi chứng đái dầm kéo dài thậm chí sau khi trẻ đã lên 5 tuổi thì có thể là vấn đề rắc rối với trẻ cũng như phụ huynh. Ở những trẻ này, khả năng kiểm soát nước tiểu bị suy giảm hoặc kém phát triển và điều này có thể do nhiều nguyên nhân.
  • Nước tiểu bài tiết ra từ thận được lưu giữ trong bàng quang. Đối với trẻ nhỏ, việc tiểu tiện diễn ra tự động do sự co cơ thành bàng quang và giãn cơ cổ bàng quang theo chu kỳ thường là 2 - 3 giờ trẻ tiểu tiện 1 lần.
  • Đái dầm đông y gọi là Dạ niệu hay Niệu sàng, xảy ra trong trạng thái đêm ngủ đái không tự chủ được thường gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn nên có tên gọi Tiểu nhi di niệu.
  • Đái dầm là một rối loạn bài tiết nước tiểu không theo ý muốn xảy ra khi ngủ (có thể ban đêm hoặc ngày), là hiện tượng gặp khá phổ biến ở trẻ em: ở lứa tuổi 5 tuổi gặp từ 10-20%, đến 10 tuổi tỷ lệ đái dầm là 3-4 %, trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái.
  • Khoảng 2 năm nay thỉnh thoảng về đêm, em thấy chồng có hiện tượng tiểu không tự chủ (bị tiểu ra giường)...
  • Trong Đông y, để chữa chứng đái dầm có một phương pháp rất độc đáo, đơn giản, rẻ tiền, dễ làm mà có khi lại thu được kết quả không ngờ, đó là cách đắp Thu*c vào rốn, người xưa gọi là “Phu tề liệu pháp”. Dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Đái dầm là chứng thuộc phạm vi chứng di niệu của Đông y, thường gặp ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên, cũng có khi gặp ở người lớn. Nguyên nhân gây đái dầm là do thận khí hư hàn, không ước thúc được bàng quang, do phế khí, tỳ khí hư nhược, cũng có khi do thói quen xấu của trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY