Đó là trường hợp của chị H.T.B (31 tuổi, ngụ TP Cần Thơ). Sản phụ mang thai lần 3 nhập viện tại Bệnh viện (BV) Phụ sản TP Cần Thơ khi thai 35 tuần tuổi, và đau trằn bụng.
Qua thăm khám, kết hợp các kết quả chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng chuyên sâu phát hiện nhau cài răng lược thể Increta, trên nền vết mổ cũ lấy thai.
Sau khi hội chẩn nội viện, sáng 16/3 ekip điều trị gồm các bác sĩ chuyên khoa Sản, Gây mê hồi sức... đã tiến hành phẫu thuật lấy thai và bảo tồn được tử cung nhằm duy trì khả năng sinh sản của sản phụ.
Bé trai nặng 2.200 gram chào đời an toàn.
Sau mổ, sản phụ qua cơn nguy kịch.
Bác sĩ Huỳnh Thanh Liêm, Trưởng khoa Sanh của BV cho biết, đây là một thai kỳ nguy cơ cao cho cả mẹ và con do xuất huyết nhiều trong lúc phẫu thuật có thể gây choáng mất máu, cắt tử cung, rối loạn đông máu, thậm chí là Tu vong ở mẹ.
"Với trường hợp trên, chúng tôi không cắt tử cung mà kết hợp Thu*c tăng gò tử cung tích cực, thắt động mạch tử cung sau mổ với chèn bóng lòng tử cung cầm máu thành công, giúp bảo tồn được tử cung và giảm được nguy cơ phẫu thuật và các tai biến do phẫu thuật cắt tử cung" - bác sĩ nói.
Hiện cả hai mẹ con sản phụ đều đã ổn định sức khỏe.
Theo các bác sĩ, nhau cài răng lược xảy ra khi một phần hay toàn bộ bánh nhau dính chặt vào cơ tử cung. Chia làm ba mức độ nhau cài răng lược tùy vào độ nhập sâu của gai nhau vào lớp cơ tử cung:
Nhau cài răng lược thể Increta là tình trạng gai nhau ăn sâu vào giữa lớp cơ tử cung.
Tình trạng này có thể gây chảy máu nhiều trong lúc mổ, sanh, xuất huyết sau mổ, rối loạn đông máu, tổn thương cơ quan xung quanh, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng mẹ và con.
Chủ đề liên quan:
nhau cài răng lược thể Increta