Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cảnh báo nguy cơ vaccine Covid-19 giả

Những ngày qua, công tác tiếp cận với các nguồn cung ứng vaccine phòng Covid-19 cho người dân được Bộ Y tế triển khai gấp rút, hiệu quả.

Việt nam sẽ nhận được 60 triệu liều vaccine phòng covid-19 astrazeneca trong năm 2021. cùng với đó, việc phòng ngừa hoạt động L*a đ*o vaccine phòng covid-19 giả cũng được đặt lên hàng đầu.

Nghiên cứu vaccine ngừa Covid-19. Ảnh: Quang Vinh.

Theo thông tin từ tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (interpol), cảnh sát trung quốc và nam phi đã bắt giữ nhiều đối tượng liên quan đến buôn bán vaccine covid-19 giả. ngoài ra, interpol cũng đã nhận được thêm các báo cáo về việc phân phối vaccine giả và hoạt động L*a đ*o nhắm vào các cơ quan y tế.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế thông tin, trong thời gian vừa qua đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước nộp hồ sơ đăng ký, liên hệ với Bộ Y tế để chào bán, gợi ý cung cấp vaccine phòng Covid-19 của các nhà sản xuất như Moderna (Mỹ), AstraZeneca… Tuy nhiên, qua xác minh thông tin, các nhà sản xuất vaccine trên hiện tại chưa có hoạt động ủy quyền, ủy thác với các tổ chức, cá nhân này.

Cụ thể, Bộ Y tế cho hay, trước đó Astra Zeneca đã có thư khẳng định, ngoài Chương trình COVAX, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Công ty cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC), Astra Zeneca không uỷ quyền cho công ty, tổ chức, cá nhân nào khác cung cấp vaccine phòng Covid-19 của Astra Zeneca tại Việt Nam.

Tương tự, moderna cũng đã khẳng định chưa ủy quyền cho bất cứ bên nào về việc đăng ký, bán hàng và nhập khẩu vaccine phòng covid-19 cho việt nam đến thời điểm hiện tại. các nhà sản xuất vaccine khác như pfizer, johnson & johnson đều có công ty chi nhánh tại việt nam.

Đối với vaccine sputnik của nga, đại sứ quán nga tại việt nam đã khẳng định mọi sự mua bán, nhập khẩu, hợp tác cần trao đổi trực tiếp với quỹ đầu tư trực tiếp của nga. trung quốc, ấn độ cũng khẳng định rõ việc mua, nhập khẩu vaccine phòng covid-19 phải được chính phủ phê duyệt.

Mới đây, cơ quan chống gian lận châu âu (olaf) đã cảnh báo chính phủ các nước cảnh giác về việc gian lận, L*a đ*o trong mua bán vaccine phòng covid-19. trong tuyên bố này, olaf cho biết đã có hiện tượng các tổ chức, cá nhân mạo danh mời chào vaccine covid-19 giả nhằm lừa gạt các chính phủ thành viên của eu đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng. các hình thức L*a đ*o có thể gồm: tự nhận là đại diện thương mại cho các nhà sản xuất vaccine và tuyên bố sở hữu hoặc có quyền tiếp cận vaccine phòng covid-19 để mời chào bán vaccine; chào bán số lượng lớn vaccine phòng covid-19 cho chính phủ hoặc các tổ chức, cung cấp một lượng hàng mẫu để ký kết, nhận tiền đặt cọc và sau đó chiếm dụng; hoặc cung cấp các lô vaccine phòng covid-19 giả mạo.

Tại Việt Nam, dự kiến trong năm 2021 nước ta sẽ nhận được 60 triệu liều vaccine phòng Covid-19 từ 2 nguồn: VNVC chuyển giao 30 triệu liều vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca theo nguyên tắc phi lợi nhuận và 30 triệu liều vaccine phòng Covid-19 từ COVAX.

Trong đó, lô vaccine đầu tiên từ nguồn COVAX Facility với 1,37 triệu liều vaccine của AstraZeneca trong cam kết hỗ trợ 30 triệu liều sẽ về đến Việt Nam vào ngày 25/3. Lô tiếp theo với 2,8 triệu liều sẽ tiếp tục về Việt Nam ngày 25/4/2021. Như vậy, đến hết tháng 4/2021, Việt Nam sẽ tiếp nhận 4,17 triệu liều vaccine phòng Covid-19 từ COVAX Facility. Khoảng 25,9 triệu liều vaccine còn lại trong cam kết hỗ trợ của COVAX Facility dự kiến được chuyển về Việt Nam trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2021…

Bộ Y tế cho hay, đơn vị đã và đang tiếp tục đàm phán với các nhà sản xuất vaccine như Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, Gamaleya (Sputnik V) để có thể tiếp cận với tất cả các nguồn cung ứng vaccine nhằm triển khai nhanh nhất việc mở rộng phạm vi sử dụng vaccine phòng Covid-19 tại Việt Nam.

Bộ y tế đồng thời khuyến khích tất cả các doanh nghiệp có đủ điều kiện, tiếp cận, đàm phán với các đối tác cung cấp vaccine phòng covid-19 khác trên thế giới để nhập khẩu vaccine về sử dụng trong nước theo tinh thần nghị quyết số 21/nq-cp ngày 26/2/2021 của chính phủ về việc mua và sử dụng vaccine phòng covid-19.

Tuy nhiên, để đảm bảo việc cung cấp vaccine phòng Covid-19 đầy đủ và an toàn, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, tổ chức khi nhận được các thông tin, đề nghị, hợp tác về việc cung cấp vaccine phòng Covid-19 cần thận trọng, chủ động xác thực, kiểm chứng thông tin, đảm bảo an toàn pháp lý, tài chính và thương mại. Trong trường hợp cần thiết, có thể đề nghị các cơ quan chức năng (Bộ Y tế, Bộ Công an, cơ quan ngoại giao, thương mại…) giúp xác minh thông tin liên quan đến việc cung cấp vaccine phòng Covid-19.

Ở một diễn biến khác về vaccine phòng Covid-19 do Việt Nam sản xuất, ngày 11/3, PGS.TS Chử Văn Mến- Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng và tương đương sinh học, Học viện Quân y cho biết, sau 12 ngày, Việt Nam đã hoàn tất tiêm thử nghiệm mũi 1 giai đoạn 2 vaccine Nano Covax của Công ty Nanogen cho 560 tình nguyện viên. Sau 28 ngày, 560 tình nguyện viên này sẽ tiếp tục được tiêm mũi 2 vaccine Nano Covax. Dự kiến đến tháng 5, nhóm nghiên cứu sẽ có dữ liệu để báo cáo Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, Bộ Y tế.

Nano Covax là vaccine phòng Covid-19 do Nanogen nghiên cứu, phát triển. Đây cũng là vaccine phòng Covid-19 đầu tiên của Việt Nam được thử nghiệm trên người. Quá trình thử nghiệm lâm sàng Nano Covax được kỳ vọng sẽ hoàn thành vào cuối năm 2021.

Sau khi được cấp phép, Nanogen dự kiến cung cấp vaccine này với giá 120.000 đồng một liều, sản xuất 50-70 triệu liều một năm, trước mắt đảm bảo đủ nhu cầu trong nước, sau đó mới xuất khẩu.

Thông tin từ Bộ Y tế, tính đến thời điểm hiện tại, hơn 1.000 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 AstraZeneca.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/canh-bao-nguy-co-vaccine-covid-19-gia-555867.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY