Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cảnh báo từ bệnh giang mai đầu vú: Việt Nam xuất hiện ca đầu tiên

Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, mới đây vừa ghi nhận trường hợp hi hữu, một nam thanh niên 27 tuổi mắc bệnh giang mai ở đầu vú. Nam thanh niên đến khám với vết loét lạ ở trên vú phải, không đau; từng sử dụng Thu*c bôi ngoài da nhưng không khỏi.

Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, mới đây vừa ghi nhận trường hợp hi hữu, một nam thanh niên 27 tuổi mắc bệnh giang mai ở đầu vú. Nam thanh niên đến khám với vết loét lạ ở trên vú phải, không đau; từng sử dụng Thu*c bôi ngoài da nhưng không khỏi.

Trường hợp hiếm gặp

Theo thông tin từ khoa Lâm sàng 3, bệnh viện Da liễu TP.HCM, bệnh nhân là anh T.B.N. (27 tuổi, ngụ TP.HCM). Anh N. đến bệnh viện khám vì có vết loét lạ ở vú bên phải. Vết loét có kích thước khoảng 0,5cm trên đầu vú, không cứng, không gây đau, không có hạch nách kèm theo. Trước đó bệnh nhân từng sử dụng Thu*c bôi ngoài da nhưng không đỡ.

Qua thăm khám và dựa vào kinh nghiệm, bác sĩ Trình Ngô Bỉnh, khoa Lâm sàng 3 lần lượt loại trừ các bệnh lý có thể gặp phải như viêm da cơ địa, chốc, nhiễm virus Herpes... Nghi ngờ dấu hiệu của bệnh lý STIs (bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c) nên bác sĩ Bỉnh đã khai thác kỹ các yếu tố nguy cơ.

Cảnh báo từ bệnh giang mai đầu vú: Việt Nam xuất hiện ca đầu tiên - Ảnh 1

Tình trạng của bệnh nhân trước và sau khi điều trị.

Ths-BS Trình Ngô Bỉnh, cho biết: “Do đây là trường hợp hiếm gặp nên chúng tôi nghi ngờ anh N. có dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c. Khai thác kỹ các yếu tố nguy cơ, anh N. cho biết đã từng quan hệ bằng đường D**ng v*t - vú với người đồng giới nên nghi ngờ của chúng tôi càng có cơ sở.

Tiến hành giải phẫu bệnh và xét nghiệm huyết thanh, chúng tôi chẩn đoán anh N. bị giang mai tiên phát ở vú. Sau 3 tháng điều trị bằng kháng sinh liều duy nhất, vết loét trên vú và tình trạng bệnh lý của anh N. hoàn toàn khỏi", bác sĩ Bình nói.

Nói về ca bệnh hi hữu trên, chia sẻ với báo chí, bác sĩ Bỉnh cho biết: "Với bệnh nhân nam trên, ngoài vết loét trên đầu vú phải thì cơ thể hoàn toàn bình thường vì vậy rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý ngoài da. Hiện Y văn thế giới chỉ ghi nhận chưa tới 13 ca giang mai vú”.

Bác sĩ Bỉnh thông tin thêm, giang mai là bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c thường gặp do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Các dấu hiệu phổ biến của bệnh là da phát ban tại một hay nhiều vùng trên cơ thể hoặc xuất hiện vết loét ở bộ phận Sinh d*c, hậu môn... Vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai, hay khi quan hệ không an toàn qua đường *m đ*o, hậu môn hay miệng... Ngoài ra bệnh còn lây qua đường máu.

Cảnh báo nguy cơ nhiễm HIV ở bệnh nhân giang mai

Thông thường, bệnh giang mai chia làm nhiều giai đoạn, nhiều biểu hiện đa dạng như săng giang mai (các vết loét nhỏ, có màu hồng đỏ, có hình tròn hoặc hình bầu dục, mọc xung quanh bộ phận Sinh d*c, hậu môn), tổn thương da và niêm mạc... Nếu không điều trị kịp thời, giang mai có thể xâm nhập vào máu di chuyển đến tất cả cơ quan trong cơ thể, gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho da, niêm mạc, mắt, các cơ quan nội tạng như tim, gan, não... Giang mai bẩm sinh có thể gây dị dạng nghiêm trọng hoặc thậm chí Tu vong cho thai nhi.

Trường hợp bệnh nhân N., ngoài vết loét trên đầu vú phải thì bệnh nhân hoàn toàn bình thường nên dễ nhầm lẫn với các bệnh lý ngoài da.

Cảnh báo từ bệnh giang mai đầu vú: Việt Nam xuất hiện ca đầu tiên - Ảnh 2

Giang mai là bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Ảnh minh họa. 

Trong những năm gần đây, sự gia tăng số ca mắc bệnh giang mai ở đàn ông có quan hệ đồng tính đã được ghi nhận. Thống kê cho thấy 20% đến 70% số đàn ông mắc bệnh giang mai xuất hiện ở những người nhiễm HIV. Bên cạnh việc bản thân bị bệnh giang mai có thể đưa đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, sự tồn tại của những vết loét giang mai trên cơ quan Sinh d*c ngoài của người bệnh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh HIV lây truyền theo đường T*nh d*c. Sự thật, nguy cơ nhiễm HIV ở những bệnh nhân giang mai cao gấp 2 đến 5 lần. Các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c có gây ra các vết loét tương tự như giang mai có khả năng phát vỡ các hàng rào bảo vệ cơ thể. Các vết loét ở cơ quan Sinh d*c ngoài trong bệnh giang mai dễ bị chảy máu. Khi có sự tiếp xúc trong quá trình quan hệ T*nh d*c bằng miệng hoặc đường hậu môn, chúng làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn HIV. Mắc các bệnh lý lây truyền qua đường T*nh d*c cũng là một yếu tố dự đoán quan trọng liên quan đến khả năng mắc bệnh HIV bởi vì các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c là bằng chứng của hành vi có liên quan đến sự lây nhiễm HIV.   

Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh giang mai cần xây dựng lối sống lành mạnh, quan hệ T*nh d*c an toàn, sử dụng biện pháp bảo vệ thích hợp (như bao cao su). Khi có các dấu hiệu nguy cơ (như tổn thương da niêm, bạn tình bị mắc giang mai...) cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Minh Hương

Bài đăng trên ấn phẩm Đời sống & Pháp luật số Thứ 5 (69)

Link nguồn:https://www.nguoiduatin.vn/dspl/canh-bao-tu-benh-giang-mai-dau-vu-viet-nam-xuat-hien-ca-dau-tien-a364139.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/canh-bao-tu-benh-giang-mai-dau-vu-viet-nam-xuat-hien-ca-dau-tien-a364139.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY