Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Mùa mưa đến, cẩn trọng với kiến ba khoang

(MangYTe) - Trung bình mỗi ngày Bệnh viện Da liễu TP.HCM tiếp nhận 80-100 ca viêm da do tiếp xúc dịch tiết của kiến ba khoang, tình trạng rất hiếm gặp trong những tháng trước.

Thông tin từ Bệnh viện Da liễu TP. HCM cho biết, thời gian gần đây, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp bị kiến ba khoang đốt (cắn) dẫn đến tình trạng viêm da. Các bệnh nhân đến khám trong tình trạng da sưng đỏ, ửng mủ, kéo dài thành vệt gây đau rát.

Qua thống kê cho thấy, chỉ tính từ đầu tháng 6 đến nay, khi mùa mưa bắt đầu, trung bình mỗi ngày Bệnh viện Da liễu TP.HCM tiếp nhận 80-100 ca bị viêm da tiếp xúc côn trùng. Bệnh này trước đây rất hiếm nhưng trong tháng 6 tăng đột biến.

Mùa mưa đến, cẩn trọng với kiến ba khoang

Một người bệnh bị viêm da do tiếp xúc kiến ba khoang thăm khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM. Ảnh: BVCC

BSCK2 Vũ Thị Phương Thảo - Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, bệnh nhân thường đến khám với tình trạng da có sẩn, nổi hồng ban hoặc có chùm mụn nước nhỏ trên da.

Đa phần bệnh nhân được cho Thu*c dị ứng và Thu*c thoa tại chỗ, có tác dụng làm dịu da và kháng khuẩn. Một số trường hợp vết thương lan rộng và hở ra, có nguy cơ nhiễm trùng nên được cho Thu*c uống và kết hợp chăm sóc tại chỗ cho vết thương mau lành.

Những người có cơ địa đặc biệt, hệ miễn dịch kém cần rất cẩn trọng với côn trùng, nhất là kiến ba khoang. Lượng độc tố Pederin, dù rất nhỏ từ loài này có thể gây ra những kích ứng nghiêm trọng, nguy cơ nhiễm trùng cao.

Kiến ba khoang là côn trùng thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao thuận lợi cho kiến phát triển. Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng... Kiến ba khoang ưa thích ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn.

"Khi bị kiến ba khoang, côn trùng cắn, không nên đập, làm nát chúng, tránh dịch tiết của chúng phát tán và lan rộng. Lỡ dính dịch tiết, người dân nên rửa sạch phần da đó dưới vòi nước, hạn chế bôi chạm lên mắt", BS Thảo nói.

Để tránh tiếp xúc kiến ba khoang, BS Thảo khuyến cáo vào mùa này, những người có thói quen đi ra ngoài vườn cây để làm vườn thì nên bận quần áo dài tay, tốt nhất là mang găng tay, găng chân để bảo vệ che chắn các vùng da trên cơ thể.


Sau khi làm vườn xong, nên tháo găng tay chân ra, rửa tay chân lại liền, tốt nhất là tắm rửa sơ qua rồi thay đồ ngay.

Khi phát hiện có kiến ba khoang ở khu vực làm việc, sinh sống, nên liên hệ với đơn vị y tế chuyên trách (Các Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, các Trung tâm Y tế dự phòng địa phương) để được hướng dẫn và phối hợp xử lý.

Chí Tâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Công lý (https://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/mua-mua-den-can-trong-voi-kien-ba-khoang-349454.html)

Tin cùng nội dung

  • Dịp này thời tiết chuyển mùa là lúc rất nhiều loại côn trùng hoành hành tấn công con người. Tưởng chỉ một vết đốt của côn trùng không gây hại nhưng nhiều người đã khốn khổ sau khi bị côn trùng hỏi thăm. Tại buổi tư vấn truyền hình trực tuyến “Phòng bệnh về da do kiến ba khoang, côn trùng đốt” do báo Sức khỏe Đời sống tổ chức, các chuyên gia y tế đã đưa ra nhiều khuyến cáo về mức độ nguy hại khi bị côn trùng đốt.
  • TTƯT.PGS.TS Nguyễn Hữu Sáu, Phó Giám đốc BV Da liễu T.Ư cho biết, tuy kiến ba khoang không đốt người nhưng trong cơ thể loài kiến này có chất tiết dịch pederin rất độc. Nhiều nghiên cứu cho biết chất độc này mạnh gấp 10-15 lần nọc độc của rắn hổ. Độ gây bỏng mạnh gấp 100-150 lần axít sunfuric đậm đặc, vì thế khi tiếp xúc vào da có thể gây bỏng.
  • Liên tục trong thời gian gần đây hàng loạt người dân đã bị kiến ba khoang đốt gây viêm da tiếp xúc trên cơ thể. Tại Khoa Khám bệnh, BV Da liễu Trung ương, có thời điểm các bác sĩ khám cho khoảng 60 bệnh nhân/ngày liên quan đến bệnh về da do kiến ba khoang, côn trùng đốt.
  • Báo điện tử Sức khỏeĐời sống (Suckhoedoisong.vn) tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề “Phòng bệnh về da do kiến ba khoang, côn trùng đốt” vào 15h00, thứ Sáu, ngày 9/11/2016. Chương trình được phát trực tiếp trên Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube của báo Sức khoẻĐời sống.
  • Hiện đang là thời điểm “vào mùa” kiến ba khoang, chúng liên tục tấn công nhiều khu dân cư, chung cư khiến người dân bất an.
  • Rửa vùng bị đốt bằng xà phòng và nước. Không nên cố kéo ngòi ra vì có thể khiến nọc độc giải phóng nhiều hơn. Nhập viện khi có biểu hiện khó thở, sưng môi hoặc họng, choáng, ngất...
  • Theo BS. Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, khi bị côn trùng đốt, nhất là với kiến ba khoang, cần nhanh chóng tiến hành xử lý vết đốt để tránh da bị tổn thương nặng.
  • Bộ Y tế khuyến cáo, nếu có sự hiện diện của kiến ba khoang trong khu vực, nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang.
  • Chị Nga thấy buồn buồn, ngứa ngứa phía sau gáy, quờ tay đập nhẹ thì chị giết được một con bọ. Chỉ có thế thôi mà đến chiều...
  • Da phồng rộp thành vệt hoặc đám, nổi mụn nước ở giữa, cảm giác rát bỏng, trẻ con có thể sốt nhẹ..., nếu nặng phải dùng Thu*c kháng histamin hoặc kháng sinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY