Chia sẻ với VnExpress, bác sĩ Quách Thị Hà Giang, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết ban đầu bệnh nhân tự điều trị bằng cách giã gạo nếp và đỗ xanh đắp lên vùng bị tổn thương. Tình trạng đau rát và tổn thương lan rộng hơn, chị đến bệnh viện khám đầu tháng 8.
Bác sĩ giang chẩn đoán bệnh nhân bị viêm da nặng do kiến ba khoang. bệnh nhân đã chà xát, gãi, khiến tổn thương nghiêm trọng, làm độc tố của kiến ba khoang lan rộng. vùng mặt của bệnh nhân có dấu hiệu viêm nhiễm, đau rát, mưng mủ trắng xanh.
Bác sĩ cho biết đây là một trong những trường hợp nặng do kiến ba khoang, đến viện điều trị trong tuần qua. Bệnh nhân này cần điều trị kết hợp kháng sinh, giảm đau, ngứa, viêm nhiễm, phải mất 5-7 ngày mới có thể ổn định.
Một bệnh nhân khác là nam thanh niên, 24 tuổi, ban đầu xuất hiện chấm nhỏ đau rát phần nếp gấp cánh tay. Nhiều ngày không bớt, anh đến viện khám được chẩn đoán viêm da do kiến ba khoang. Độc tố từ vị trí ban đầu, khi gấp cánh tay đã lan sang phần đối xứng. Lúc đến viện, tổn thương lan rộng, sưng to, có mủ.
Bác sĩ giang cho biết, người bị kiến ba khoang gây ngứa thường đến viện khám muộn (sau 3-4 ngày có vệt đỏ đầu tiên do tiếp xúc độc tố của kiến), khiến tổn thương lan rộng, nghiêm trọng.
Trong cơ thể kiến ba khoang chứa độc tố pederin, độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ, gây ngứa khi người tiếp xúc độc tố này, thường gọi là "bị kiến đốt". lượng độc tố tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây ch*t người như nọc rắn.
Khi bị kiến ba khoang lây dính độc tố, biểu hiện ban đầu là da xuất hiện ban đỏ, dạng vệt xuất hiện 24 - 48 giờ, tiếp theo là mụn nước và mụn mủ sau 2-4 ngày. các dấu hiệu kéo dài một tuần hoặc hơn.
Độc tố kiến ba khoang gây những biến chứng nặng. bệnh nhân có thể bị tổn thương lan tỏa vùng lân cận, sốt, khó chịu toàn thân, gây bội nhiễm da, tăng sắc tố sau viêm. nếu được trị thì sau một tuần sẽ hết. điều trị muộn, tổn thương da có thể để lại sẹo đỏ đến nhiều tháng mới hết. độc tố của kiến dính vào mắt có thể gây viêm kết mạc và sưng nề phần mềm quanh mắt, có trường hợp mù tạm thời.
Khi phát hiện kiến ba khoang, người dân nên đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm để xử lý, tuyệt đối không chà xát, đập kiến để dịch độc tiết ra. khi lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da, cần lập tức rửa dưới vòi nước sạch, bằng nước muối S*nh l* hoặc xà phòng nhằm giảm nhẹ độc tố. tổn thương nhẹ (chấm đỏ) thì bôi kem đặc trị. tổn thương nặng hơn, xuất hiện mụn mủ, lan rộng thì cần đến viện chuyên khoa da liễu điều trị.
Bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh kiến ba khoang, sử dụng lưới chống côn trùng vào ban đêm; chọn nguồn sáng không phát ra tia UV; tắt đèn khi ngủ; vệ sinh môi trường xung quanh...
Cục y tế dự phòng, bộ y tế khuyến cáo, nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang. quét sạch nền nhà, mắc màn ngủ tránh côn trùng. khi môi trường mật độ kiến ba khoang nhiều, phun Thu*c diệt kiến trên vách tường trong và ngoài nhà.