Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cấp bách nâng cao năng lực điều trị Covid-19

(HNM) - Nước ta đang phải đối mặt với “làn sóng thứ tư” của dịch Covid-19 tấn công và gây hậu quả nghiêm trọng. Sự xuất hiện biến chủng Delta với tốc độ lây lan rất nhanh, nguy hiểm đã làm tăng ca bệnh nặng so với 3 đợt dịch trước.

(hnm) - nước ta đang phải đối mặt với “làn sóng thứ tư” của dịch covid-19 tấn công và gây hậu quả nghiêm trọng. sự xuất hiện biến chủng delta với tốc độ lây lan rất nhanh, nguy hiểm đã làm tăng ca bệnh nặng so với 3 đợt dịch trước. trong khi đó, năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực ở nhiều địa phương không đáp ứng được yêu cầu. vì vậy, nâng cao năng lực của bệnh viện các tuyến là nhiệm vụ cấp bách hiện nay.

Ảnh: Thanh Tùng

Đối mặt với thách thức chưa từng có

Tính từ ngày 27-4 đến nay, số ca bệnh covid-19 trên cả nước tăng rất nhanh với hơn 200 nghìn ca nhiễm mới. đặc biệt, số ca bệnh nguy kịch và Tu vong cũng tăng cao. hiện tại, nước ta đã có hơn 3.000 trường hợp Tu vong. hệ thống khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn chưa từng có trong lịch sử.

Cục trưởng cục quản lý khám, chữa bệnh (bộ y tế) lương ngọc khuê cho biết, khi dịch covid-19 bùng phát, một số địa phương thiếu chủ động, chưa sẵn sàng công tác thu dung, điều trị ca bệnh nặng. năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực ở nhiều địa phương chưa đủ khả năng đáp ứng với những hậu quả do biến chủng “siêu lây nhiễm” gây ra.

Hiện cả nước có hơn 2.000 bác sĩ làm việc tại các khoa cấp cứu, hồi sức tích cực. Thế nhưng, nhiều địa phương đang rất thiếu nhân lực ở chuyên khoa này, nhất là ở một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, theo ông Lương Ngọc Khuê, khi có ca bệnh nặng, các tỉnh thường phải chuyển người bệnh về bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Điều này tạo áp lực rất lớn cho các bệnh viện tuyến cuối, dẫn đến quá tải trong việc điều trị ca bệnh nặng.

Bên cạnh đó, quy mô và số giường bệnh hồi sức tích cực cũng có nhiều vấn đề tồn tại. theo kết quả một nghiên cứu gần đây của bộ y tế, ước tính năm 2021 cả nước có khoảng trên 16.000 giường bệnh hồi sức tích cực. tuy nhiên, cơ sở giường bệnh và năng lực hồi sức tích cực hiện chưa thể đáp ứng nhu cầu điều trị người bệnh covid-19 ngày càng tăng cao.

Trực tiếp tham gia tại nhiều “điểm nóng” kể từ khi dịch covid-19 xuất hiện, phó cục trưởng cục quản lý khám, chữa bệnh (bộ y tế) nguyễn trọng khoa cho rằng, không ít bệnh viện chưa thực hiện được các kỹ thuật hồi sức tích cực nâng cao, như: thở máy xâm nhập, không xâm nhập; tim, phổi nhân tạo (ecmo); lọc máu... hiện tại, chỉ một số ít bệnh viện thực hiện được kỹ thuật ecmo, là: bệnh viện bạch mai, bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương, bệnh viện hữu nghị việt - đức, bệnh viện chợ rẫy, bệnh viện đa khoa trung ương huế, bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ... nguyên nhân là thiếu nhân lực chuyên sâu, thiếu trang thiết bị về hồi sức tích cực...

Hạn chế tối đa các trường hợp Tu vong

Phân chia độ tuổi trong số các bệnh nhân Tu vong liên quan đến dịch covid-19 tại nước ta cho thấy, nhóm người từ 70 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (30,1%) đều là bệnh nhân có nhiều bệnh nền phức tạp; từ 61 đến 70 tuổi chiếm 28,6%; từ 51 đến 60 tuổi chiếm 22,8%; từ 41 đến 50 tuổi chiếm 11,4% và dưới 40 chiếm 7,2%.

Từ thực tế đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lưu ý đến 3 vấn đề cần chuẩn bị, gồm: Cơ sở thu dung điều trị, nhân lực y tế và trang thiết bị y tế. Hiện tại, một số địa phương vẫn trông cậy vào hệ thống y tế sẵn có. Tuy nhiên, khi có nhiều ca nhiễm trong cùng một thời điểm, nguồn lực sẵn có không thể đáp ứng kịp. Do đó, các địa phương phải chuẩn bị cao hơn, từ việc tiếp nhận, quản lý F0 không triệu chứng; điều trị ca có triệu chứng và ca nặng theo 3 tầng điều trị.

Với mỗi tầng điều trị như vậy, theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa, việc bố trí nguồn lực sẽ phù hợp, được tối ưu hóa để nâng cao hiệu quả điều trị. Chẳng hạn, tại tầng 1 không nhất thiết phải có các hệ thống hỗ trợ hô hấp chuyên sâu, hồi sức nặng, nhưng ngược lại, tại tầng 3 sẽ là các trung tâm hồi sức tích cực được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại, như: ECMO, lọc máu, hệ thống thở ô xy… cùng đội ngũ y, bác sĩ chuyên sâu.

Tại thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Đình Hưng đã yêu cầu các bệnh viện phải chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ nhân lực, vật tư, trang thiết bị để đáp ứng với cấp độ 5.000 giường, 10.000 giường, 20.000 giường điều trị người bệnh Covid-19. Dựa trên tiêu chí phân loại người bệnh theo 3 tầng điều trị của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội đã có hướng dẫn việc phân luồng người bệnh theo 4 đối tượng (nhẹ, không triệu chứng; mức độ vừa; nặng, nguy kịch và bệnh nhân cần điều trị chuyên khoa).

“các đơn vị được phân công thu dung, điều trị người bệnh covid-19 phải căn cứ vào mức độ lâm sàng, tình hình diễn biến lâm sàng của bệnh nhân và diễn biến các bệnh lý khác để có phương án chuyển tuyến phù hợp. cùng với đó, các đơn vị phải tăng cường đào tạo, tập huấn, tập trung và ưu tiên nguồn lực nâng cao chất lượng điều trị, đặc biệt là đối với các bệnh nhân diễn tiến nặng, nhằm hạn chế tối đa các trường hợp Tu vong”, ông nguyễn đình hưng nhấn mạnh.

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1008347/cap-bach-nang-cao-nang-luc-dieu-tri-covid-19)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY