Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Cúc hoa vàng, Kim cúc, Hoàng cúc - Chrysanthemum indicum L

Dược liệu Cúc hoa vàng có vị đắng, cay, tính hơi hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Ta thường dùng trong các trường hợp: Phòng cảm lạnh, cúm, viêm não; Viêm mủ da, viêm vú; Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, huyết áp cao; Đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt; Viêm gan, kiết lỵ. Dùng ngoài trị đinh nhọt, rắn cắn, chấn thương bầm giập.
Cúc hoa vàng, Kim cúc, Hoàng cúc - Chrysanthemum indicum

Cúc hoa vàng, Kim cúc, Hoàng cúc - Chrysanthemum indicum L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả: Cây thảo sống hằng năm hay sống dai. Thân cứng cao tới 1m phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, có thuỳ sâu, mép có nhiều răng; không cuống. Cụm hoa hình đầu, ở nách lá hay ở đỉnh cành, đường kính 1-1,5cm, cuống dài 2-5cm. Lá bắc xếp 3-4 hàng. Các hoa vòng ngoài hình lưỡi xếp hai vòng, các hoa ở trong hình ống, màu vàng. Quả bế, có mào lông.

Mùa hoa quả tháng 10-12 cho đến tháng 5 năm sau.

Bộ phận dùng: Cụm hoa - Flos Chysanthemi Indici, thường gọi là Dã cúc hoa.

Nơi sống và thu hái: Cây gốc ở miền Đông Á, thường được trồng làm cảnh lấy hoa ướp trà và làm Thu*c. Có thể trồng dễ dàng bằng đoạn thân vào mùa xuân. Lúc trời khô ráo, hái hoa đem xông lưu huỳnh kỹ, xong nén chặt độ một đêm, khi thấy nước chảy ra đen là được, sau đó phơi nắng nhẹ (khoảng 3-4 nắng) hay sấy ở 40-50oC đến khô. Nếu trời râm thì ban đêm phải sấy lưu huỳnh. Bảo quản ở chỗ khô ráo.

Thành phần hoá học: Cây chứa tinh dầu, trong đó có chrysol, chrysanthenone; còn có yejuhualactone, artoglasin A. acaciin, linarin, chrysanthemin. Chất màu của hoa là do có chrysanthemaxanthin. Còn có luteolin dưới dạng glucosid, các hydrocarbon. Hạt chứa 15,8% chất dầu nửa khô.

Tính vị, tác dụng: Cúc hoa vàng có vị đắng, cay, tính hơi hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, người ta dùng chữa mụn nhọt sưng đau (đinh sang ung thũng), mắt đỏ sưng đau, đau đầu chóng mặt. Ta thường dùng trong các trường hợp: 1. Phòng cảm lạnh, cúm, viêm não; 2. Viêm mủ da, viêm vú; 3. Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, huyết áp cao; 4. Đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt; 5. Viêm gan, kiết lỵ. Dùng ngoài trị đinh nhọt, rắn cắn, chấn thương bầm giập.

Cách dùng: Ngày dùng 8-12 g hoa hoặc 15-20g cành lá sắc uống. Dùng ngoài giã tươi đắp không kể liều lượng. Có thể hãm uống giải độc rượu.

Đơn Thu*c:

1. Cảm mạo phong nhiệt: Cúc hoa 12g, Củ sắn dây 12g, lá Dâu tằm 12g, rễ Lau 12g, Bạc hà 5g, Cam thảo 5g, sắc uống, ngày một thang.

2. Phòng cảm cúm: Cúc hoa (cành, lá), Diếp cá, Kim ngân dây, mỗi vị 30g, đun sôi với 500ml nước còn 200ml. Lọc lấy nước, uống mỗi lần 20ml, ngày 3 lần.

3. Đinh nhọt: Cúc hoa, Bồ công anh, Tử hoa địa đinh 30g, Kim ngân 60g, sắc uống.

4. Các loại mụn nhọt, viêm tuyến vú, mụn nhọt sưng, nóng đỏ đau chưa lên mủ: Cúc hoa (hoa, lá, cành) 20g khô hoặc 60-80g tươi, Kim ngân (hoa hoặc dây) 12g, Bồ công anh 12g, Cam thảo 12g. Sắc kỹ, uống nóng, ngày một thang. Bên ngoài, dùng một nắm lá Cúc hoa tươi và 3 cây hành tươi rửa sạch, giã nhỏ, thêm vài hạt muối đắp, ngày 1 lần.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-cuc-hoa-vang-kim-cuc-hoang-cuc-chrysanthemum-indicum-l)
Từ khóa: Dã cúc hoa

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, Vị cay, tính hơi ấm; có tác dụng khu phong, chỉ thống, giảm đau, điều kinh, hoạt huyết, bổ máu, làm ra mồ hôi, trừ đờm, trị hen. Thường được dùng trị: Ho khan, ho có đờm; Đau đầu do thần kinh, đau thượng vị; Viêm thận phù thũng; Lưng gối đau mỏi do phong thấp, đòn ngã tổn thương; Đẻ xong bị phù thũng, kinh nguyệt không đều, bạch đới; Da dẻ nổi mẩn, lở ngứa, trĩ...
  • Theo Đông y Cúc hoa vàng có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, làm sáng mắt, tăng thị lực, giải độc, hạ huyết áp. Dùng chữa các chứng bệnh nhức đầu chóng mặt, cảm sốt, tăng huyết áp, đau mắt đỏ, mụn nhọt, lở ngứa.. Cúc vàng hay còn gọi cúc hoa vàng, kim cúc (Tên khoa học: Chrysanthemum indicum) là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.
  • Tôi 53 tuổi, bị tăng huyết áp (THA), sau khi uống Thu*c vài tháng thì huyết áp (HA) của tôi khá ổn định.
  • Theo y học cổ truyền có rất nhiều thảo dược, cây quý giúp hạ huyết áp. Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số thảo dược thông dụng, dễ tìm.
  • Kiện tỳ, dưỡng vị, ích phế, bổ thận, chỉ tả lỵ. Dùng khi kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.
  • Y học cổ truyền có rất nhiều thảo dược, nhiều loại cây quý có tác dụng hạ áp.
  • Hoa cúc không chỉ chinh phục lòng người bởi hương sắc rực rỡ và tinh khiết, nó còn là một thứ thảo dược quý với sức khỏe.
  • Đông y cho rằng, kim cúc có vị ngọt đắng, tính hơi hàn, đi vào các kinh phế, can, thận, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, sáng mắt.
  • Cúc hoa được dùng trong nhân dân làm Thuốc chữa các chứng nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, cao huyết áp, sốt.
  • Cúc hoa được dùng trong nhân dân làm Thuốc chữa các chứng nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, cao huyết áp, sốt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY