Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cúc hoa mát gan, sáng mắt

Cúc hoa còn gọi là cam cúc hoa, bạch cúc hoa, cúc hoa trắng, cúc điểm vàng, hoàng cúc. Tên khác: Cam cúc hoa, bạch cúc hoa, cúc hoa trắng, cúc điểm vàng, hoàng cúc. Tên khoa học: Cúc hoa trắng (Chrysanthemum sinense Sabine). Cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.).

Cúc hoa là loài cúc được trồng làm cảnh. ở nước ta có khoảng 60 loại cúc; tuy nhiên, hai loài trên tương đối phổ biến, hoa nở vào mùa thu, đẹp, thơm, dùng chữa bệnh. cúc hoa vàng có nguồn gốc vùng đông á, thường được trồng và thu hái làm Thu*c nhiều hơn các loài cúc khác.

thành phần hoạt chất: trong cúc hoa có carotenoid, tinh dầu, sesquiterpen, flavvonoid, các acid amin và một số thành phần khác. hạt chứa 15,8 % dầu béo.

Bộ phận dùng là hoa cúc (Flos Chrysanthemi).

Theo đông y, cúc hoa vị ngọt đắng, tính hơi hàn, vào các kinh phế, can và thận. tác dụng: phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh nhiệt giải độc. dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, tổn thương động mạch, đốt sống thân nền gây thiểu năng tuần hoàn não, đau đầu hoa mắt, chóng mặt, ù tai, viêm kết mạc mắt (sung huyết mắt đỏ), mụn nhọt lở ngứa dùng 6-15g, nấu, pha hãm, ngâm ướp.

Cúc hoa được dùng làm Thu*c trong những trường hợp:

Tán nhiệt, giải biểu:

+ tang cúc câu liên gia giảm: cúc hoa 12g, tang diệp 8g, câu đằng 8g, liên kiều 12g, cát cánh 8g, cam thảo 4g, xa tiền thảo 12g. sắc Thu*c. dùng cho các chứng phong ôn mới phát, hơi lạnh phát sốt, đầu đau, mắt mờ, hoặc mắt đỏ đau.

+ cúc hoa 5g, cúc tần 20g, địa liền 5g, lá tre 20g, bạc hà 20g, kinh giới 20g, tía tô 20g, cát căn 20g. nghiền chung thành bột mịn hay làm viên. ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần uống 4 - 6g. chữa cảm sốt.

Mát gan, sáng mắt: Chữa chứng phong nhiệt ở kinh can, mắt đỏ sưng đau, đầu váng mắt mờ. Có thể phối hợp với Thu*c tư âm để trị can thận suy nhược, đầu váng mắt mờ, nhìn không rõ.

+ bột cúc hoa: cúc hoa 12g, bạch tật lê 12g, khương hoạt 2g, mộc tặc thảo 12g, thuyền thoái 3g. sắc uống.

+ kỷ cúc địa hoàng hoàn: thục địa 20g, sơn dược 16g, phục linh 12g, trạch tả 12g, đơn bì 12g, sơn thù du 12g, cúc hoa 12g, kỷ tử 12g. làm thành hoàn. ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 20 - 30g.

Giải độc, trị nhọt: Dùng cho các bệnh mụn nhọt, đầu đinh, sưng nóng đỏ đau.

+ bạch cúc hoa 250g, cam thảo 20g. sắc uống.

+ cúc hoa 12g, sinh địa 20g, thạch cao 20g, thảo quyết minh 20g, câu đằng 16g. nếu mắt đỏ thêm long đởm thảo 8g, nếu khò khè do ứ đọng dịch thêm trúc lịch 30g; lưỡi đỏ, miệng khô thêm mạch môn 12g, thiên hoa phấn 8g. sắc uống. chữa co giật hôn mê do sốt cao thời kỳ toàn phát hội chứng nhiễm độc não, viêm não, viêm màng não.

Ngoài ra, cúc hoa được dùng trong thực đơn chữa bệnh sau:

Cháo hoa cúc: cúc hoa 15g, gạo tẻ 100g. cúc hoa tán mịn, gạo tẻ nấu cháo. khi cháo được cho bột mịn cúc hoa khuấy đều cho sôi, thêm chút đường, cho ăn sáng và tối. dùng cho các trường hợp tăng huyết áp, liệt nửa người, đau đầu chóng mặt (trúng phong, huyễn vững).

Nước sắc cúc hoa, huyền sâm, mạch đông: cúc hoa 10g, huyền sâm 15g, mạch đông 15g, cát cánh 3g, mật ong 30ml. đem 4 dược liệu nấu lấy nước, hoà với mật ong, uống trong ngày thay nước trà. dùng cho các trường hợp cảm mạo do táo nhiệt vào mùa thu khô hanh (sốt nóng, khô miệng, khát nước...).

Cháo cúc hoa, mẫu đơn bì, ý dĩ: cúc hoa 30g, mẫu đơn bì 15g, ý dĩ nhân 30g. đem cúc hoa và mẫu đơn nấu lấy nước, dùng nước này nấu với ý dĩ thành cháo. chia làm 2 lần, ăn trong ngày (sáng, chiều). dùng mỗi đợt 3 - 5 ngày, áp dụng các trường hợp mụn nhọt, lở ngứa.

Cháo cúc hoa, thạch thảo quyết minh: cúc hoa 6g, thảo quyết minh 10g, thạch quyết minh 10g, gạo tẻ 60g. đem thạch quyết minh đun trước 30 phút, cho các dược liệu vào, sắc lấy nước, lấy nước sắc nấu với gạo tẻ thành cháo. ngày 1 lần, đợt dùng 7 - 10 ngày. dùng cho các trường hợp đau nhức đầu, đau dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh v), ù tai, hoa mắt, chóng mặt.

Nước chè hoa cúc (cúc hoa trà): cúc hoa 6g, hoàng cầm 2g, trà xanh 3g, cho nước sôi hãm uống như nước chè. đợt dùng 3 - 5 ngày. dùng cho các trường hợp ù tai, điếc tai cấp tính do phong tà hoặc do can hoả vượng, can dương thịnh, hoặc do khí trệ huyết ứ gây ra.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn kiêng dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cuc-hoa-mat-gan-sang-mat)

Tin cùng nội dung

  • Cúc hoa được dùng trong nhân dân làm Thuốc chữa các chứng nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, cao huyết áp, sốt.
  • Nhiều loại rau có sẵn trong vườn nhưng lại là những bài Thu*c cực tốt cho phái mạnh.
  • Trà thảo mộc không chỉ giúp bạn giữ nhiệt hơn trong mùa đông, mà nó còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mà bạn không ngờ tới.
  • Trà là loại thức uống lâu đời giúp giải khát, thư giãn, ngoài ra còn có thể giúp bạn giảm cân. Vài loại trà giúp bạn bớt ăn vặt và vài loại giúp bạn đốt cháy được nhiều calo hơn. Các nghiên cứu cho thấy, những loại trà dưới đây còn có tác dụng giúp tan mỡ.
  • Mangyte -Anh đào, chuối, quả óc chó, ngũ cốc, trà hoa cúc,... có thể giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn.
  • Một cơ thể có khỏe mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Cúc hoa được dùng trong nhân dân làm Thuốc chữa các chứng nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, cao huyết áp, sốt.
  • Lá dâu còn gọi tang diệp, là lá của cây dâu tằm, loại cây được nhân dân ta nuôi trồng từ lâu đời để nuôi tằm. Lá dâu là vị Thu*c phổ biến trong y học cổ truyền, vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can. Có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh phế chỉ khái. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng.
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Hạ khô thảo tên khoa học: Prunella vulgaris L., họ hoa môi (Lamiaceae). Là loại cây thảo, sống dai, thân hình vuông, màu hơi đỏ tím. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY