Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây đại bi trị cảm sốt

Loại cây này rất thông dụng, mọc hoang khắp nơi ở ven đường, quanh nhà, ngoài đồng ruộng, dùng để chữa cảm sốt rất tốt.
Cây đại bi còn có tên khác là từ bi xanh, là loại cây nhỏ, cao khoảng 1-3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông. Lá mọc so le, phiến lá có lông, mép có răng cưa hay nguyên. Cụm hoa hình ngù ở nách lá hay ở ngọn, gồm nhiều đầu, trong mỗi đầu có nhiều hoa màu vàng. Quả bế có lông. Toàn cây có lông mềm và tinh dầu thơm. Thu hái toàn cây vào mùa hạ và thu, dùng tươi, hoặc phơi hay sấy khô.

Theo y học cổ truyền, đại bi có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm; có tác dụng khu phong, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ. Có công dụng trị cảm sốt">trị cảm sốt, thấp khớp, đau bụng kinh... Dùng ngoài chữa chấn thương, mụn nhọt, ghẻ ngứa. Có thể làm Thu*c ngâm rượu để xoa bóp chỗ đau.

Cách sử dụng đại bi chữa cảm sốt:

Chữa cảm mạo, ho, sốt nóng: Dùng 5-12g lá đại bi nấu nước uống, giã nát lá đắp vào thái dương chữa nhức đầu. Hoặc có thể nấu nước xông cho ra mồ hôi, dùng riêng hay phối hợp với các loại lá khác có tinh dầu như lá sả, bưởi, cam, tre… mỗi thứ một nắm cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi để xông, xông ở nơi kín gió trước, trong và sau khi xông phải lau khô mồ hôi… có thể xông từ 2 - 3 lần trong 1 tuần khi dứt cảm cúm có sốt nhẹ.

Chữa ho do cảm mạo: Lá đại bi 200g, lá chanh 50g, rễ cà gai leo 100g, rễ thuỷ xương bồ 100g, củ sả 100g, trần bì 50g, tất cả phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước 2 lần để được 700ml nước Thu*c, lọc, rồi thêm 300ml xi rô để được 1 lít cao. Ngày uống 40ml, chia làm 2 lần.

Hỗ trợ điều trị thấp khớp: Đại bi (thân, rễ) khô 20g, ké đầu ngựa 10g, bạch chỉ 20g, thiên niên kiện 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ðau bụng kinh: Rễ đại bi 30g, ích mẫu 15g, sắc uống.

Đầy bụng, khó tiêu: Lá đại bi 30g tươi sắc uống ngày 1 lần. Uống 3 ngày

Chữa ghẻ: Lá đại bi tươi, lá hồng bì dại, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt đặc bôi.

BS. Thuý An

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cay-dai-bi-tri-cam-sot-n118478.html)

Tin cùng nội dung

  • Những đợt nắng nóng kéo dài suốt mùa hè gây hại cho sức khỏe con người. Nếu không chú ý, bạn rất dễ bị cảm nắng, say nắng...
  • Xông hơi Thuốc và tắm Thuốc là một trong những phương pháp dùng Thuốc của Đông y. Mục đích đưa Thuốc vào cơ thể dưới dạng hơi bằng đường hô hấp...
  • Lá cây dâu tằm còn có tên tang diệp. Theo Đông y, lá dâu vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can; Có tác dụng phát tán phong nhiệt...
  • Kinh giới còn gọi kinh giới tuệ, khương giới, giả tô, là một loại rau gia vị được trồng nhiều và phổ biến ở nước ta.
  • SKĐS -Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thu*c sau để trị căn bệnh này.
  • Hậu quả của việc sử dụng Thuốc tùy tiện, lạm dụng Thuốc, không theo chỉ định của bác sĩ bệnh không những không khỏi, thậm chí còn nặng thêm và dễ gây những biến chứng khôn lường,
  • Thời tiết giao mùa là cơ hội cho các bệnh nhiễm virut và cảm sốt ở trẻ em phát triển. Các bà mẹ lại thường rất lo lắng khi trẻ (nhất là trẻ dưới 4 tuổi) có biểu hiện ho, cảm sốt.
  • Sau đây là các bài Thuốc của PGS TS Vũ Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
  • Theo Đông y, cóc mẳn vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm. Có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi. Dùng chữa cảm mạo, hen suyễn, viêm họng, viêm amiđan, ho gà, kiết lị, lở loét ngoài da.
  • Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thuốc sau để trị căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY