Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Lưu ý khi dùng Thuốc trị cảm cúm

Hậu quả của việc sử dụng Thuốc tùy tiện, lạm dụng Thuốc, không theo chỉ định của bác sĩ bệnh không những không khỏi, thậm chí còn nặng thêm và dễ gây những biến chứng khôn lường,
Thời tiết đang lúc giao mùa là điều kiện thuận lợi để bệnh cảm cúm xuất hiện và lây lan. Đây là bệnh của đường hô hấp do vi rút gây ra, tác động tới niêm mạc miệng, mũi, họng và phổi. Các triệu chứng chủ yếu là hắt hơi, ngạt mũi, nhức đầu, sốt. Bệnh luôn gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi, do vậy để nhanh chóng điều trị bệnh này nhiều người đã tự ý mua Thuốc vì cho rằng cảm cúm là bệnh thông thường. Việc tự chữa bệnh này khá tuỳ tiện, đôi khi chưa thấy tác dụng lại uống thêm, hoặc phối hợp hay thay Thuốc dễ dẫn đến quá liều. Hậu quả của việc sử dụng Thuốc tùy tiện, lạm dụng Thuốc, không theo chỉ định của bác sĩ bệnh không những không khỏi, thậm chí còn nặng thêm và dễ gây những biến chứng khôn lường, có nhiều trường hợp do dùng Thuốc trị cảm cúm">Thuốc trị cảm cúm bừa bãi còn bị tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim. Điều này sẽ trở nên nguy hiểm nếu bệnh nhân có tiền sử về các bệnh này. Vậy, điều cần thiết là hãy đến gặp bác sĩ trước khi dùng Thuốc, tuân thủ đúng liều lượng đã được hướng dẫn, khi có tác dụng phụ cần ngưng Thuốc và báo cho bác sĩ. Sau đây là một số lưu ý khi dùng Thuốc trị bệnh cảm cúm:

Không sử dụng Thuốc xịt thông mũi quá 2 lần/ngày và không dùng quá 3 - 4 ngày: Cảm giác bị tắc nghẹt mũi khi bị cúm, khiến rất khó thở và chẳng dễ chịu chút nào. Một số người thường có thói quen nhờ đến sự hỗ trợ của Thuốc xịt giúp thông mũi. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng loại Thuốc này, sẽ gây tác dụng ngược vì sẽ có nguy cơ bị tắc nghẹt mũi trở lại. Và lần này có thể còn kéo dài và nguy hiểm hơn lần trước.

Không dùng Thuốc quá liều: Những loại Thuốc điều trị có chứa thành phần histamin là nguyên nhân khiến người bệnh luôn trong trạng thái buồn ngủ hay ngủ mơ màng khi quá lạm dụng nó.

Không dùng Thuốc kháng sinh: Không dùng Thuốc kháng sinh khi bị cảm cúm vì kháng sinh không có khả năng "tiêu diệt" những loại vi rút gây bệnh. Kháng sinh chỉ đem lại hiệu quả khi cơ thể bị mắc một chứng viêm nhiễm nào đó mà "thủ phạm" là do vi khuẩn gây ra. Theo các chuyên gia y tế, việc sử dụng Thuốc kháng sinh không đúng bệnh, có thể sẽ tạo ra viêm nhiễm mới trong cơ thể mà rất khó có thể điều trị.

Phải kiểm tra thành phần trong mỗi loại Thuốc: Việc kiểm tra thành phần trong mỗi loại Thuốc sẽ giúp người bệnh sử dụng đúng liều lượng. Bởi có rất nhiều loại Thuốc có chứa acetaminophen, nếu dùng cùng một lúc sẽ gây hại đối với gan. Thêm vào đó, trong dòng những sản phẩm Thuốc chống ho dạng viên và dạng dung dịch ngậm có chứa thành phần dextromethorphan (DXM), khi sử dụng quá liều loại Thuốc này người bệnh có thể phải chịu đựng những tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim bất thường và thậm chí là tăng huyết áp.

Dược sĩ Nguyễn Trọng

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-luu-y-khi-dung-thuoc-tri-cam-cum-13939.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, cóc mẳn vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm. Có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi. Dùng chữa cảm mạo, hen suyễn, viêm họng, viêm amiđan, ho gà, kiết lị, lở loét ngoài da.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thuốc sau để trị căn bệnh này.
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY