Cây thuốc quanh ta hôm nay

Trị cảm cúm với cây rau ráng

Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
Cây rau ráng còn có tên gọi khác là chử đào thụ, cây dướng, câu thụ, Người Thổ gọi là cây xa. Là loại to sống lâu năm, cao khoảng 10m, vỏ thân cây nhẵn màu nâu tro, lá đơn, mép có răng cưa, đầu lá nhọn, mặt dưới có lông dính, cụm hoa đực dạng bông dài, mọc ở ngọn cành, cụm hoa cái hình đầu nhiều hoa phủ đầy lông, quả mọng có đường kính tới 3cm, chín đỏ rất mềm.

Mùa hoa của rau ráng vào tháng 5 - 6 hằng năm. Mùa quả thu hoạch vào tháng 8 - 11. Cây mọc hoang khắp nơi.

Nhiều bộ phận của cây rau ráng được dùng làm Thu*c. Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi. Sau khi hái quả về ngâm nước 3 ngày, đảo lên, vứt bỏ quả nổi, sau đó phơi khô, ngâm với rượu một lúc rồi nấu. Nấu xong phơi khô dùng dần. Lá rau ráng có vị ngọt, tính hàn, công dụng trị tả, cầm máu, làm Thu*c nhuận tràng sử dụng cho trẻ em, nấu xông chữa cảm mạo.Vỏ, rễ cây rau ráng có vị ngọt, tính bình, lợi tiểu, tiêu sưng, chữa lỵ, cầm máu. Nhựa của cây rau ráng có tính chất sát khuẩn nên thường được sử dụng để đắp lên các vết thương.

Một số bài Thu*c theo kinh nghiệm

Bài 1: Chữa mẩn ngứa do nhiệt: Lá rau ráng tươi 100g. Sắc đặc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày.

Bài 2: trị cảm cúm">trị cảm cúm: Lá rau ráng một nắm, cùng với lá tre, bạc hà, tía tô, hương nhu, lá bưởi… mỗi thứ một nắm nhỏ. Nấu nước để xông cho ra mồ hôi, có thể uống nước xông.

Bài 3: Đau nhức cơ xương khớp do thay đổi thời tiết: Lá rau ráng bánh tẻ tươi ăn như món rau hằng ngày.

Bài 4: Giúp bồi bổ sức khỏe cho người già yếu, ăn uống kém, tiểu nhiều, chân phù: Quả rau ráng 12g, phục linh 10g, đỗ trọng 10g, câu kỷ tử 10g, ngưu tất 8g, tiểu hồi hương 3g, bạch truật 10g. Đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát. Uống ngày 3 lần trước bữa ăn 30 phút.

Bài 5: Chữa kinh nguyệt không đều: Vỏ cây rau ráng 10g sao cháy. Uống với nước hòa ít rượu. Chia 2 lần uống. Dùng trước chu kỳ kinh 15 ngày, dùng 10 ngày.

Bài 6: Chữa mụn nhọt sưng tấy (còn liền da): Lấy lá, quả rau ráng tươi giã nát đắp lên vùng da bị mụn rồi băng lại khoảng 3 giờ. Ngày thay bằng một lần đắp liền 3 ngày. Có thể lấy nhựa lá để bôi.

Bài 7: Hỗ trợ điều trị kiết lỵ: Lá rau ráng tươi (bánh tẻ) 20g, rửa sạch giã nhỏ thêm nước gạn lấy 10ml, thân rễ seo gà 20g, thái nhỏ sắc với 200ml nước còn 50ml. Trộn 2 nước (lá và rễ) uống làm một lần trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

Bác sĩ Trần Bá

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tri-cam-cum-voi-cay-rau-rang-791.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh cảm cúm theo mùa do virut gây ra. Bệnh thường lành tính và tự khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên cũng cần chú ý tới các biến chứng nguy hiểm nếu cơ địa bệnh nhân yếu như viêm phổi, viêm tai xương chũm..., nhất là ở trẻ em và người cao tuổi.
  • Thời tiết giao mùa là cơ hội cho các bệnh nhiễm virut và cảm sốt ở trẻ em phát triển. Các bà mẹ lại thường rất lo lắng khi trẻ (nhất là trẻ dưới 4 tuổi) có biểu hiện ho, cảm sốt.
  • Theo y học cổ truyền, hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày - ruột, giúp sự tiêu hóa, hành khí, giảm đau.
  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Theo Đông y, cóc mẳn vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm. Có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi. Dùng chữa cảm mạo, hen suyễn, viêm họng, viêm amiđan, ho gà, kiết lị, lở loét ngoài da.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY