Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

6 thời điểm uống nước gây hại sức khỏe, làm nội tạng tổn thương

Uống nước là việc rất quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên uống sai cách lại gây ra những tác hại khôn lường.

Uống nước lạnh khi bị cảm cúm

Khi bị cảm cúm,uống nướclạnh sẽ khiến bạn lâu khỏi bệnh hơn. Theo một nghiên cứu từ năm 1978 được công bô trên tạp chí Chest, uống nước lạnh sẽ kích thích sản sinh chất nhầy trong mũi, cản trở việc hô hấp. Như vậy, uống nước lạnh sẽ khiến bạn cảm thấy ngạt mũi hơn. Khi bị cảm cúm, uống nước ấm hoặc dùng đồ ăn ấm có thể giúp bạn dễ thở, nhanh khỏi bệnh hơn.

Uống nước ngay khi ăn phải đồ cay nóng

Chúng ta thường có thói quen uống nước khi ăn phải đồ cay. Tuy nhiên, đây là một sai lầm nghiêm trọng. Vị cay do phân tử capsaicin gây ra. Vì capsaicin không phân cực nên nó chỉ hòa tan trong các chất không phân cực như sữa. Nếu uống nước ngay khi ăn phải đồ cay, nó sẽ làm vị cay lan ra nhanh hơn chứ không hề thuyên giảm.

Nếu lỡ ăn phải đồ cay nóng, bạn nên uống một chút sữa tươi để làm dịu vùng lưỡi và giảm cay.

Ảnh minh họa

Uống nhiều nước khi tập luyện cường đồ cao

Lúc tập luyện cường độ cao, cơ thể sẽ tiết nhiều mồ hôi và nhiệt độ cũng tăng lên. Lúc này, nếu uống quá nhiều nước mát để giải nhiệt sẽ khiến cơ thể bị cạn kiệt chất điện phân, thậm chí dẫn đến tình trạng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt...

Uống nhiều nước trước khi ngủ

Uống nhiều nước trước khi ngủ sẽ làm giấc ngủ của bạn bị gián đoạn vào ban đêm và dễ gây ra tình trạng tiểu đêm mất kiểm soát. Nguyên nhân là do buổi đêm thận sẽ hoạt động kém hơn so với ban ngày. Nếu uống nước ngay trước khi đi ngủ, bạn có thể gặp phải tình trạng sưng phù khuôn mặt và cánh tay của mình.

Uống nước khi nước tiểu mất màu

Nước tiểu đậm màu chứng tỏ cơ thể bị thiếu nước. Ngược lại, khi thấy nước tiểu trong suốt, không màu nghĩa là cơ thể đang thừa nước. Hiện tượng thừa nước làm giảm nồng độ natri trong cơ thể từ đó dẫn tới hàng loạt vấn đề sức khỏe, bao gồm cả đau tim.

Uống nước ngay trong bữa ăn

Uống nước trong bữa ăn vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, những người bị trào ngược dạ dày thực quản nên tránh xa thói quen này.

Theo Khỏe và đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/6-thoi-diem-uong-nuoc-gay-hai-suc-khoe-lam-noi-tang-ton-thuong-search/?id=280006

Theo Khỏe và đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/6-thoi-diem-uong-nuoc-gay-hai-suc-khoe-lam-noi-tang-ton-thuong/20221005022209365)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bệnh cảm cúm theo mùa do virut gây ra. Bệnh thường lành tính và tự khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên cũng cần chú ý tới các biến chứng nguy hiểm nếu cơ địa bệnh nhân yếu như viêm phổi, viêm tai xương chũm..., nhất là ở trẻ em và người cao tuổi.
  • Thời tiết giao mùa là cơ hội cho các bệnh nhiễm virut và cảm sốt ở trẻ em phát triển. Các bà mẹ lại thường rất lo lắng khi trẻ (nhất là trẻ dưới 4 tuổi) có biểu hiện ho, cảm sốt.
  • Theo y học cổ truyền, hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày - ruột, giúp sự tiêu hóa, hành khí, giảm đau.
  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY