Ảnh minh họa.
Lợi ích khi ăn tỏi
Giúp điều trị cảm cúm
Ăn tỏi liên tục trong 1 tuần có thể giúp cơ thể chống lại những cơn cảm lạnh thông thường. tỏi có tính sát khuẩn mạnh, ăn tỏi vào thời điểm bị cúm sẽ giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch.
Tỏi thuộc tính ấm nên có khả năng khử hàn ẩm, tránh lạnh và loại trừ các nguyên nhân gây ho. nhờ vậy, thói quen ăn tỏi sống mỗi ngày có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Giúp lọc độc tố trong máu
Tỏi chính là một trong những giải pháp tự nhiên giúp bạn thanh lọc, giải độc cơ thể một cách hiệu quả. các chuyên gia cho biết, trong tỏi có chứa chất hóa học có tên là allicin, thành phần này giúp cơ thể chúng ta loại bỏ những chất độc hại, đồng thời tăng cường các tế bào bạch cầu thêm khỏe mạnh.
Ăn tỏi sống trong 1 tuần không những có tác dụng giúp thanh lọc máu và làm sạch các mạch máu mà còn rất tốt cho gan.
Giảm huyết áp
Các loại hoạt chất trong tỏi có khả năng làm giảm huyết áp tương tự như các loại thuốc chuyên dùng khác. cách ăn tỏi sống là một trong số các phương thuốc chữa bệnh huyết áp cao đơn giản và hiệu quả. khi bạn nghiền và nhai tỏi sống sẽ tiết ra một enzyme gọi là alliinase, dẫn đến sự hình thành allicin.
Ngừa bệnh tim
Tỏi có khả năng làm giảm cholesterol LDL, tức cholesterol không tốt cho sức khỏe từ 10–15%. Khi cholesterol xấu tăng lên trong cơ thể, yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim và nguy cơ phát triển các chất béo lắng đọng trong mạch máu tăng lên. Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu và gây đột quỵ cho người bệnh.
Ngăn ngừa Alzheimer
Chất dinh dưỡng có trong tỏi giúp bảo vệ tế bào não chống lão hóa, làm giảm cholesterol, hạ huyết áp. vì thế, bạn ăn tỏi sống mỗi ngày sẽ có thể ngăn ngừa được các bệnh thần kinh liên quan đến tuổi tác như bệnh mất trí nhớ alzheimer.
Những thực phẩm đại kỵ với tỏi
Để tránh gây hại cho sức khỏe, khi ăn uống hoặc chế biến thức ăn, bạn nên tránh dùng các thực phẩm sau với tỏi:
Trứng
Trứng nếu kết hợp với tỏi có thể trở thành chất độc gây hại cho cơ thể, nhất là khi chiên quá cháy. tỏi chiên quá cháy thường tạo ra chất rất độc, nguy hiểm cho sức khỏe. do đó, tỏi không được ăn cùng với trứng là khuyến cáo chung của nhiều chuyên gia.
Thịt gà
Thịt gà là loại thực phẩm có tính ấm (ôn), tính ngọt (cam) vì vậy khi kết hợp với tỏi là tính đại nhiệt (nóng) sẽ khiến món ăn trở nên nóng, khó tiêu và dễ sinh ra táo bón, kiết lị. nếu bạn bị táo bón vì đã ăn gà với tỏi, để mau khỏi, bạn có thể nấu nước lá dâu uống.
Cá trắm
Cũng là một trong những thực phẩm “đại kỵ” với tỏi, vì vậy bạn không nên dùng tỏi kết hợp với cá trắm. mặc dù cá trắm là thực phẩm bổ dưỡng, rất ngon, thịt chắc song trong quá trình chế biến, bạn chỉ nên ướp cá trắm với thì là và gừng, mà không nên sử dụng tỏi. nguyên nhân là, cá trắm có tính bình, vị ngọt không phù hợp với tỏi, nếu cho tỏi vào dễ dẫn đến thức ăn gây chướng bụng và dễ sinh ra giun sán…
Cá diếc
Đây là món ăn rất hấp dẫn khi kho mặn, rán giòn, nấu canh chua… thực phẩm này có tác dụng thông huyết mạch, bổ thể nhược, bổ âm huyết, ích khí tiện tì, thanh nhiệt giải độc, thông mạch hạ sữa, lợi tiểu tiêu sưng, khử phong thấp, tốt cho phụ nữ mang thai. tuy nhiên, bạn không nên nấu cá diếc với tỏi, vì chúng kiêng kỵ lẫn nhau. nếu ăn chung cá diếc và tỏi có thể làm tăng co giật đường tiêu hóa.
Thịt chó
Trong thịt chó giàu chất đạm, nếu kết hợp với tỏi dễ dẫn đến khó tiêu, chướng bụng hoặc tả lị. do đó, bạn ăn thịt chó với sả, gừng, riềng nhưng không nên ăn với tỏi – thực phẩm có tính cay và rất nóng.
Những người không nên ăn tỏi
Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh về mắt
Trung y có câu: "Tỏi có trăm cái lợi, duy chỉ hại con mắt". Bởi loại củ này có một phần thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt được khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi.
Không ăn tỏi khi đang bị đi tả
Với người bình thường, ăn tỏi sống đặc biệt có lợi đối với dạ dày. nhưng với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi lại là thực phẩm nên tránh xa. nguyên nhân là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.
Huyết áp thấp
Những người bị huyết áp nên hạn chế tỏi, tiêu thụ tỏi nhiều thường làm giảm huyết áp, thậm chí đến mức nguy hiểm.
Tiền sử mắc các bệnh về gan
Nhiều người cho rằng tỏi có tác dụng diệt khuẩn, ăn nhiều có thể phòng bệnh viêm gan. thậm chí, có người sau khi mắc bệnh gan vẫn kiên trì ăn tỏi hằng ngày. nhưng đây là cách làm "lợi bất cập hại". người mắc bệnh gan (đặc biệt là các đối tượng bị nóng gan) ăn tỏi sẽ càng nóng hơn, gây kích thích mạnh, lâu ngày dẫn tới nhiều tổn thương đối với cơ quan này.
Bệnh tả
Mặc dù có lợi cho dạ dày nhưng đối với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi lại là thực phẩm nên tránh xa. đó là là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.
Người suy nhược và nóng trong
Tỏi là thực phẩm có tính nóng vì vậy những người bị nóng trong, nhiệt miệng thường hạn chế ăn tỏi. tương tự, những người thể trạng yếu cũng không nên ăn nhiều tỏi. bụng đói khi bạn bị bụng đói hoặc bụng đang cồn cào, bạn tuyệt đối không nên ăn tỏi vào vì bụng trống sẽ dễ kích thích ruột, dạ dày dẫn đến đau dạ dày, viêm dạ dày cấp tính.
Theo Thanh Huyền/Tiền phong
Link bài gốc Lấy link
https://tienphong.vn/toi-cuc-tot-nhung-se-thanh-cuc-doc-neu-pham-phai-nhung-dieu-nay-khi-an-post1478551.tpoTheo Thanh Huyền/Tiền phong