Cây thuốc quanh ta hôm nay

Chữa cảm cúm, nhức đầu, mệt mỏi với hoắc hương

Theo y học cổ truyền, hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày - ruột, giúp sự tiêu hóa, hành khí, giảm đau.
Theo y học cổ truyền, hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày - ruột, giúp sự tiêu hóa, hành khí, giảm đau. Lá có tác dụng hạ nhiệt thường dùng chữa cảm mạo trúng nắng, nhức đầu, sổ mũi, đau mình, ợ khan, hôi miệng…

hoắc hương còn có tên là hợp hương, tô hợp hương, linh lung hoắc khử bệnh thuộc cây thảo sống lâu năm, thân vuông, màu nâu, có lông dày mịn. Lá mọc đối, phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to, có lông ở cả hai mặt. Hoa màu hồng tím nhạt, mọc thành bông ở nách lá hay ở ngọn cành. Quả bế, có hạt cứng. Cây có hoa, quả vào tháng 5 - 6. Bộ phận dùng làm Thu*c của hoắc hương là cả cây, nhất là lá, thu hái khi trời khô ráo, loại bỏ lá sâu hay lá già úa, đem phơi nắng nhẹ hay sấy ở nhiệt độ 40 - 45oC đến khô. Có thể cất tinh dầu từ lá tươi để dùng.

Một số bài Thu*c theo kinh nghiệm dân gian.

Bài 1: Chữa ăn không tiêu, sôi bụng: hoắc hương, thạch xương bồ, hoa đại 1 mỗi vị 12g, vỏ bưởi đào (sao cháy) 6g. Tất cả tán thành bột trộn đều. Mỗi lần uống 2g với nước chè nóng trước bữa ăn nửa giờ. Ngày uống 3 lần, dùng liền 3 ngày.

Bài 2: Chữa tiêu chảy do ăn đồ sống lạnh: hoắc hương 12g, cát căn 12g; nụ sim, đậu ván trắng; sa nhân, mộc hương mỗi vị 8g; cam thảo 4g; gừng nướng 3 lát. Tất cả sắc với 500ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng liền 3 ngày.

Bài 3: Chữa cảm nắng, ho, người đau nhức: hoắc hương, tía tô, hương nhu mỗi thứ 1 nắm nhỏ, lá chanh, cam thảo đất mỗi vị 8g, chua me đất 10g, gừng 3 lát. Tất cả sắc với 700ml nước còn 200ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

Bài 4: chữa cảm cúm, nhức đầu, mệt mỏi: hoắc hương 6 - 12g sắc với 500ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng liền 3 ngày. Có thể phối hợp với các vị Thu*c khác như lá chanh, gừng, chua me đất, cam thảo đất sắc uống như trên.

Bài 5: Chữa hôi miệng: hoắc hương và bạc hà - mỗi thứ 5g, hãm nước sôi, súc miệng nhiều lần trong ngày hoặc có thể ngậm ít một rồi nuốt.

Kiêng kỵ: Người cơ thể gầy yếu, thiếu máu, tăng huyết áp, ngủ kém, đại tiện khó, tiểu tiện ít và vàng đỏ, không nên dùng.

Lương y Hữu Đức

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chua-cam-cum-nhuc-dau-met-moi-voi-hoac-huong-6275.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY