Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Dấu hiệu mang thai chị em không nên bỏ qua

Dấu hiệu mang thai là vấn đề đang được nhiều sự quan tâm từ chị em, bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này.

Biểu hiện khi mang thai không phải lúc nào cũng chính xác 100% nhưng phần nào giúp bạn biết được trong cơ thể đang có một sinh linh bé bỏng ngày một lớn lên. dưới đây là những dấu hiệu mang thai chị em không nên bỏ qua

Chậm kinh

Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất giúp bà bầu nhật biết sớm thai kỳ. tuy nhiên, với người có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì dấu hiệu nhận biết này có thể dễ gây ra nhầm lẫn.

Đau tức ngực

Sau khi thụ thai, các hormone trong cơ thể thay đổi làm gia tăng lượng máu đến bầu ngực của phụ nữ, khiến ngực bị sưng to và đau nhức. Khi mang thai, các hormone cơ thể tiết ra gây ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào biểu bì, từ đó tạo hắc tố xung quanh đầu vú, làm cho vùng da ở đầu vú sẫm màu dần.

Buồn nôn, nhạy cảm với mùi vị

Khi có dấu hiệu mang thai, phụ nữ trở nên nhạy cảm với mọi thứ xung quanh, nhất là mùi vị. Các dạng mùi hương như thuốc lá, nước hoa, đồ chiên rán… sẽ khiến thai phụ cảm thấy buồn nôn, khó chịu.

Đó còn là biểu hiện của “ốm nghén”. Nó sẽ xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày và thường kéo dài trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ.

Dấu hiệu mang thai chị em không nên bỏ qua - 1

Buồn nôn, nhạy cảm với mùi vị là dấu hiệu mang thai chị em không nên bỏ qua. (Ảnh minh họa: Istock)

Bị chuột rút

Hiện tượng sinh lý phổ biến của mẹ bầu là chuột rút. Dấu hiệu này thường xuất hiện khi đang ngủ.

Hiện tượng này không gây ảnh hưởng tới thai kỳ nhưng lại khiến các mẹ bầu cảm thấy đau nhức, khó chịu.

Đi tiểu thường xuyên

Quá trình mang thai, tử cung sẽ chèn ép bàng quang do phải phát triển để nuôi dưỡng phôi thai. Đó là lý do khiến cho các mẹ bầu thường xuyên đi tiểu.

Khi tử cung càng lớn, bàng quang bị chèn ép nhiều hơn, mức độ đi tiểu của các mẹ bầu cũng sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Các mẹ bầu cũng phải đặc biệt lưu ý đến việc vệ sinh vùng kín để tránh viêm nhiễm, nấm ngứa…

Mệt mỏi, đau đầu

Mất đi một phần năng lượng để nuôi dưỡng bào thai, sự gia tăng lượng máu trong cơ thể, ốm nghén, chuột rút… khiến cho các mẹ bầu dễ mệt mỏi, đau đầu. Tuy nhiên, đây cũng được xem là quá trình cơ thể đang thay đổi để dần thích nghi với việc mang thai.

Chảy máu âm đạo

Hiện tượng này sẽ xảy ra sau khoảng 10 ngày thụ thai. Một số phụ nữ sẽ bị chảy máu âm đạo và đau quặn ở phần bụng. ‘Máu báo thai’ thường có màu nâu hay hồng nhạt, thời gian bị chảy máu ít. Vì vậy, thay vì hiểu lầm đó là máu kinh nguyệt, bạn nên nghĩ đến việc mình đã mang thai

Tâm trạng thất thường

Đây là hiện tượng rất phổ biến do sự thay đổi của nội tiết tố ảnh hưởng tới chất dẫn truyền thần kinh. Nhiều chị em sẽ trở nên vui vẻ, hưng phấn trước sự thay đổi này, nhưng trái lại nhiều người lại trở nên khó chịu, lo lắng, tụt cảm xúc.

Các thai phụ và những người xung quanh nên quan tâm tới việc thay đổi cảm xúc, tâm trạng này bởi thường xuyên lo lắng, stress sẽ dẫn đến trầm cảm khi mang bầu. Điều này ảnh hưởng không tốt tới cả mẹ và bé.

Ngoài những dấu hiệu trên, người mang thai cũng có một số biểu hiện khác:

- táo bón, đầy hơi khó tiêu
- nhiệt độ cơ thể tăng
- buồn ngủ nhiều hơn hoặc mất ngủ
- khó thở, chảy máu cam
- tăng cân bất thường…

những biểu hiện mang thai nêu trên không mang tính tuyệt đối, nhưng có thể khẳng định phần nhiều vài sự thay đổi của cơ thể là dấu hiệu cho thấy bạn sắp chào đón một sinh linh bé bỏng đến với thế giới này.

Để chắc chắn rằng bạn đang mang thai thì hãy dùng que thử thai, đến thăm khám bác sĩ.

Theo VTC News

Link bài gốc Lấy link

https://vtc.vn/dau-hieu-mang-thai-chi-em-khong-nen-bo-qua-ar766907.html

Theo VTC News

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/dau-hieu-mang-thai-chi-em-khong-nen-bo-qua/20230504025236726)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Buồn nôn là cảm giác muốn nôn ra. Các chất chứa trong dạ dày trào lên thực quản và sau đó phun ra khỏi miệng hoặc mũi.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY