Bài thuốc dân gian hôm nay

Dược thiện phòng trị cảm nắng

Những đợt nắng nóng kéo dài suốt mùa hè gây hại cho sức khỏe con người. Nếu không chú ý, bạn rất dễ bị cảm nắng, say nắng...
Những đợt nắng nóng kéo dài suốt mùa hè gây hại cho sức khỏe con người. Nếu không chú ý, bạn rất dễ bị cảm nắng, say nắng: da đỏ, nóng, mồ hôi ra nhiều, khát nước, đau đầu, chóng mặt, thở nhanh, buồn nôn, tâm thần mệt mỏi. Sau đây là một số món ăn nước uống phòng chống cảm nắng.

Cháo đậu xanh, lá dâu: đậu xanh (cả vỏ) 50g, lá dâu non 16g, lá tía tô 12g. Rửa sạch đậu xanh nấu chín (có thể cho 1 ít gạo tẻ vào), cho dâu, lá tía tô đã thái nhỏ vào, đun sôi tiếp 5-10 phút nữa. Ăn khi cháo nguội để tránh ra mồ hôi nhiều. Công dụng: chữa cảm nóng có sốt cao, mồ hôi ra dâm dấp, miệng khô, khát, nước tiểu vàng.

Cháo lá bạc hà: lá bạc hà 10g, gạo lức 100g. Rửa sạch lá bạc hà đun với 200ml nước còn 100ml, bỏ bã, lấy nước. Gạo đãi sạch, cho nước nấu cháo đặc; khi cháo vừa chín tới, cho nước Thu*c vào, tiếp tục đun sôi 1-2 lần nữa là được. Ngày 1 bát chia ăn 2-3 lần. Người dạ dày hư hàn nên ăn ít. Công dụng: sơ tán phong nhiệt trị cảm nắng nóng, đau đầu, sốt, mắt đỏ, họng sưng đau do cảm phong nhiệt mùa hè.

Cháo đậu xanh, lá sen: đậu xanh 30g, lá sen ¼ lá, gạo lức 100g. Rửa sạch đậu xanh cho vào nồi nấu trước. Khi chín cho gạo và lá sen vào, nấu cháo loãng. Ngày 1 bát chia ăn 2-3 lần. Công dụng: thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử bồi bổ sức khỏe, trị cảm nắng nóng, ngực khó chịu, đầu căng.

Cháo hạt ngưu bàng: hạt ngưu bàng 15g, gạo lức 50g. Cho 250ml nước vào hạt ngưu bàng đun sôi còn 100ml, bỏ bã, lấy nước rồi cho gạo đã đãi sạch vào, đổ thêm nước nấu cháo. Ngày ăn 2 lần, ăn nóng. Người dạ dày hàn, khí hư không dùng. Công dụng: sơ tán phong nhiệt giải độc thấu chẩn, lợi niệu, tiêu phù, trị ngoại cảm phong nhiệt, ho, táo bón, nóng lở loét.

Cháo đậu xanh bách hợp: đậu xanh 50g, bách hợp tươi 50g, gạo lức 100g. Đậu xanh, bách hợp rửa sạch, nước vừa đủ cho 2 thứ vào nấu trước; khi chín cho gạo vào nấu cháo loãng, ngày 1 bát chia ăn nhiều lần. Người cảm phong hàn không nên dùng. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc trừ ho trị cảm nắng, nóng.

Nước quả trám: quả trám tươi bỏ hạt 60g, hành củ 15g, gừng tươi 10g, tía tô 10g. Các thứ rửa sạch cho vào nồi với 1 lít nước lã đun sôi còn 400ml, vớt bỏ bã cho 1 ít muối. Uống trong ngày. Công dụng: giải biểu, tán hàn, trừ cảm, sốt, đau đầu, hắt hơi, chảy nước mũi.

Trà phòng cảm cúm: lá nhãn 100g, lá bạch đàn 100g, rửa sạch phơi khô, bóp vụn, hoa hòe 20g, trộn đều cho vào lọ để dùng dần. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê trà hãm với 200ml nước sôi, chắt ra hãm lần 2, chia uống nhiều lần trong ngày.

Lương y: Đình Thuấn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/duoc-thien-phong-tri-cam-nang-n119138.html)
Từ khóa: cam nang

Tin cùng nội dung

  • Sắn dây là loại thức uống dân dã và quen thuộc có tác dụng giải nhiệt rất tốt trong mùa hè. Ngoài làm Thu*c chữa cảm nắng
  • Đông y cho rằng đậu xanh vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, giải được trăm thứ độc...
  • Tầm xuân là loại cây dây leo thường được dùng làm cây cảnh sân vườn, trang trí trên ban công, hiên nhà, trên hàng rào.
  • SKĐS -Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thu*c sau để trị căn bệnh này.
  • Hậu quả của việc sử dụng Thuốc tùy tiện, lạm dụng Thuốc, không theo chỉ định của bác sĩ bệnh không những không khỏi, thậm chí còn nặng thêm và dễ gây những biến chứng khôn lường,
  • Thời tiết giao mùa là cơ hội cho các bệnh nhiễm virut và cảm sốt ở trẻ em phát triển. Các bà mẹ lại thường rất lo lắng khi trẻ (nhất là trẻ dưới 4 tuổi) có biểu hiện ho, cảm sốt.
  • Sau đây là các bài Thuốc của PGS TS Vũ Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết chỉ huyết, giải độc giảm đau.Tầm xuân thuộc loài cây nhỏ họ quế hoa. Theo quan niệm của y học cổ truyền, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết chỉ huyết, giải độc giảm đau, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hoàng đản, thủy thũng, lỵ tật, tiêu khát, bĩ tích, đái dầm ở trẻ em...
  • Theo Đông y, cóc mẳn vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm. Có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi. Dùng chữa cảm mạo, hen suyễn, viêm họng, viêm amiđan, ho gà, kiết lị, lở loét ngoài da.
  • Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thuốc sau để trị căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY