Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Ðậu mèo lớn - Mucuna gigantea (Willd.) DG

Dược liệu Ðậu mèo lớn Ở một số vùng, người ta giã hạt ra làm Thu*c K*ch d*c. Còn ở Ấn Độ, vỏ được dùng trị đau thấp khớp, giã ra, trộn với gừng khô và đắp trên phần đau. Lông ngứa ở quả, dùng như Thu*c độc. Ở Malaixia, người ta thường dùng lông ngứa vào mục đích gây ch*t người. Ở nước ta, người ta trộn lông ngứa với thức ăn để diệt chuột.
Hình ảnh quả cây Ðậu mèo lớn - Mucuna gigantea

Ðậu mèo lớn - Mucuna gigantea (Willd.) DG., thuộc họ Ðậu - Fabaceae.

Mô tả: Dây leo có khi dài tới 80m; nhánh mảnh, nhẵn, màu đo đỏ, có khía. Lá dài 20cm; lá chét thuôn, không lông, mỏng, dài 10-12cm, rộng 7cm, tròn ở gốc, có mũi ở đầu; gân bên 4-5 đôi; cuống lá 5-12cm. Cụm hoa ở nách, hình tán giả 5cm, mang 4-6 nhánh ngắn. Hoa vàng vàng, 3,5cm. Ðài hình chuỳ, có lông vàng, với 4 thuỳ tam giác. Cánh hoa có móng; cánh cờ hình bầu dục có tai; cánh bên thuôn, có tai; cánh thìa thuôn. Nhị 9+1 có bao phấn nhẵn. Bầu 5 noãn, có lông mềm. Quả đậu thòng, dài 9-10cm, rộng 3cm, có 2 cánh ở mép, phủ lông tơ gây ngứa. Hạt 5, dạng đĩa, 2cm, màu nâu.

Bộ phận dùng: Vỏ cây, hạt - Cortex et Semen Mucunae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố rộng từ Polynêdi tới Phi châu nhiệt đới, qua Borneo, Philippin, Việt Nam, Mianma, Ấn Độ. Ở nước ta, thường gặp Ðậu mèo lớn trong các rừng còi vùng ẩm và các bãi biển từ 0-1200m, từ Lâm Ðồng, Sông Bé đến Côn Ðảo.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở một số vùng, người ta giã hạt ra làm Thu*c K*ch d*c. Còn ở Ấn Độ, vỏ được dùng trị đau thấp khớp, giã ra, trộn với gừng khô và đắp trên phần đau. Lông ngứa ở quả, dùng như Thu*c độc. Ở Malaixia, người ta thường dùng lông ngứa vào mục đích gây ch*t người. Ở nước ta, người ta trộn lông ngứa với thức ăn để diệt chuột.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-dau-meo-lon-mucuna-gigantea-willd-dg)
Từ khóa: Cây có độc

Chủ đề liên quan:

cây có độc

Tin cùng nội dung

  • Theo các chuyên gia nghiên cứu, ngay dưới lớp vỏ lô hội có một lớp nhựa vàng (16-20%) chứa chất hoá học tự nhiên aloin. Đây là một dạng anthraquinone glycoside có thể gây kích ứng da. Phần nhựa lô hội cũng có tính năng nhuận tràng nhưng cũng có thể gây hại cho ruột.
  • Khoác trên mình vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy nhưng ít ai ngờ rằng hoa nguyệt quế núi lại chứa độc khủng khiếp khiến người tiếp xúc với nó rơi vào trạng thái tim ngừng đập và gây Tu vong.
  • Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng loại cây này sử dụng một chất độc thần kinh tương tự như chất độc của nhện.
  • Theo Đông Y Yến phi có Vị đắng, tính ấm; rất độc; có tác dụng chỉ khái, bình suyễn, trấn thống, kháng nham, tán hàn, hóa đàm. cây Yến phi có tên khoa học: Iphigenia imlica (L.) A. Gray ex Kunth, thuộc họ Tỏi độc - Melanthiaceae.
  • Theo Đông Y Nấm gây ngộ độc mạnh với ảo giác và rối loạn gan, nhưng cũng thường không ch*t người. Nhân dân dùng nấm này để làm bả diệt ruồi.
  • Theo Đông Y, Hạt (cũng như cành, lá) có vị đắng, tính hàn, rất độc; có tác dụng cường tâm, tiêu thũng, chỉ dương, sát trùng khư phong thấp, thông kinh lạc. Lá có vị đắng, tính hàn, có độc; có tác dụng tiêu thũng, chỉ dương, sát trùng.
  • Theo Đông Y, Quả, cành, lá đều có độc; hạt gây mê và cũng rất độc. Mủ không độc. Vỏ cây, lá và mủ gây xổ. Hạt và cây dùng để duốc cá. Dầu hạt dùng để thắp đèn, bôi lên chỗ ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy. Nhựa mủ gây nôn và tẩy; cũng dùng chữa táo bón, chữa bệnh ngoài da, vết cắn, vết đứt và các vết thương khác. Vỏ thân và lá cũng dùng gây nôn tẩy.
  • Theo Đông Y Cà độc dược lùn có Vị cay, đắng, tính ấm, có độc; có tác dụng làm tê, chống đau, ngừng ho ngăn suyễn, trừ đàm, khử phong thấp như Cà độc dược, làm dịu thần kinh (tác dụng tương tự belladon và jusquamin) và chống co thắt. Người ta dùng lá đắp nhọt, loét và cá độc cắn; dịch hoa trị đau tai; dịch quả đắp da đầu để trị gầu và rụng tóc.
  • Theo Đông y, hoa cà độc dược có vị cay, tính ôn, có độc, có tác dụng ngừa suyễn, giảm ho, chống đau, chống co giật, phong thấp đau nhức. Lá là vị Thu*c ngừa cơn hen, giảm đau bao tử, chống say tàu xe. Ngoài ra còn điều trị phong tê thấp, đau dây thần kinh toạ, đau răng... Người ta thường dùng lá cuộn thành điếu hay thái nhỏ vấn thành điếu Thu*c để hút (chữa ho, hen suyễn), dùng lá hơ nóng đắp điều trị đau nhức, tê thấp, hoặc phơi khô tán bột mịn.
  • Nhiều cây cảnh cho hoa đẹp được trồng nhiều ở nơi công cộng: vườn hoa, công viên; ở cổng nhà, vườn nhà...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY