Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Gympie cây có độc rất nguy hiểm

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng loại cây này sử dụng một chất độc thần kinh tương tự như chất độc của nhện.

Đây là loài cây đáng sợ nhất thế giới, hãy tránh xa nó ngay nếu có thể

Lông tơ phủ đầy thân, cành, lá của cây Gympie-Gympie.

Một trong những trò đùa phổ biến về Australia là mọi thứ trên lục địa này đang cố giết bạn. Nguyên nhân bởi vì có một số lượng đáng kinh ngạc các sinh vật ở đây có thể giết ch*t hoặc làm con người bị thương nặng nếu không cẩn thận gặp phải.

Và phần nào trong số đó là đúng, ít nhất là có một cái cây như vậy.

Cụ thể hơn, đó là cây Gympie-Gympie, hay còn biết tới tên gọi là "cây châm chích", với tên khoa học là Dendrocnide moroides. Nó thuộc họ tầm ma, có thể mọc cao tới 2 mét.

Và theo các nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí Science Advances cho thấy vết châm đốt của nó không chỉ cực kỳ đau đớn mà còn sở hữu chất độc thần kinh tương tự như nọc độc được tìm thấy ở một số loài nhện và sinh vật biển nguy hiểm.

Điều thú vị là loài cây này không chỉ được tìm thấy ở Úc, nhưng vì một lý do gì đó, các phiên bản có thể được tìm thấy của nó ở châu Âu và Bắc Mỹ lại không tạo ra loại vết đốt đau đớn như biến thể của nó ở Australia.

"Mọi cây Gympie-Gympie phần lớn được bao phủ bởi những cấu trúc mỏng, giống như sợi tóc. Nhưng nếu chạm vào một cây này ở Úc, nó sẽ tạo ra các vết đốt gây đau dữ dội, với các triệu chứng có thể kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần", Irina Vetter, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết. Có thể nói tất cả các phần của cây đều có độc, chỉ trừ bộ rễ nằm dưới đất.

"Giống như các loài thực vật gây châm chích khác như cây tầm ma, cây Gympie-Gympie được bao phủ bởi các phần phụ giống như kim được gọi là trichomes có chiều dài khoảng 5 mm. Các trichomes trông giống như những sợi lông mịn, nhưng thực sự hoạt động giống như kim tiêm và sẽ tiêm chất độc khi chúng tiếp xúc với làn da", nghiên cứu làm rõ.

Các lông tơ của nó như những mũi kim chứa đầy độc tố, sẵn sàng tiêm vào da ngay khi tiếp xúc.

Trong thực tế, nó đã được ghi nhận là nguyên nhân gây ra cái ch*t của chó, ngựa và cả con người. Nếu may mắn sống sót, người bệnh vẫn sẽ cảm nhận được nỗi đau tại vùng tiếp xúc kéo dài cả tháng và lặp lại trong nhiều năm.

Lá của cây dù được phơi khô nhiều năm vẫn có thể gây đau đớn khi chạm phải. Đôi khi, lông của loại cây này bay trong không khí khi tiếp xúc với cơ thể sẽ gây cảm giác ngứa rát, hắt hơi và xuất huyết mũi nghiêm trọng. Nhiều khu vực đã phải gắn biển cảnh báo mọi người cần tránh xa nó khi gặp phải.

Nhà thực vật học Marina Hurley, người từng tiếp xúc với loại cây này cho biết: "Cơn đau do loại cây này gây ra là loại khủng khiếp nhất mà bạn có thể tưởng tượng - giống như bị thiêu cháy bởi axit nóng và điện giật cùng một lúc".

Cây Gympie-Gympie trong thực tế.

"Kết quả nghiên cứu cung cấp một ví dụ hấp dẫn về sự tiến hóa hội tụ giữa các loài động vật và thực vật với các phương thức phân phối, cấu trúc phân tử và dược lý", nghiên cứu cho biết. Và các nghiên cứu sâu hơn về loại thực vật này có thể cung cấp cách điều trị các vết đốt hoặc thậm chí tạo ra các loại Thu*c giảm đau mới cho con người.

Tham khảo BGR

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/tin-moi/cay-gympie-cay-co-doc-rat-nguy-hiem)

Chủ đề liên quan:

cây có độc Cây Gympie

Tin cùng nội dung

  • Theo các chuyên gia nghiên cứu, ngay dưới lớp vỏ lô hội có một lớp nhựa vàng (16-20%) chứa chất hoá học tự nhiên aloin. Đây là một dạng anthraquinone glycoside có thể gây kích ứng da. Phần nhựa lô hội cũng có tính năng nhuận tràng nhưng cũng có thể gây hại cho ruột.
  • Khoác trên mình vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy nhưng ít ai ngờ rằng hoa nguyệt quế núi lại chứa độc khủng khiếp khiến người tiếp xúc với nó rơi vào trạng thái tim ngừng đập và gây Tu vong.
  • Dược liệu Ðậu mèo lớn Ở một số vùng, người ta giã hạt ra làm Thu*c K*ch d*c. Còn ở Ấn Độ, vỏ được dùng trị đau thấp khớp, giã ra, trộn với gừng khô và đắp trên phần đau. Lông ngứa ở quả, dùng như Thu*c độc. Ở Malaixia, người ta thường dùng lông ngứa vào mục đích gây ch*t người. Ở nước ta, người ta trộn lông ngứa với thức ăn để diệt chuột.
  • Theo Đông Y Yến phi có Vị đắng, tính ấm; rất độc; có tác dụng chỉ khái, bình suyễn, trấn thống, kháng nham, tán hàn, hóa đàm. cây Yến phi có tên khoa học: Iphigenia imlica (L.) A. Gray ex Kunth, thuộc họ Tỏi độc - Melanthiaceae.
  • Theo Đông Y Nấm gây ngộ độc mạnh với ảo giác và rối loạn gan, nhưng cũng thường không ch*t người. Nhân dân dùng nấm này để làm bả diệt ruồi.
  • Theo Đông Y, Hạt (cũng như cành, lá) có vị đắng, tính hàn, rất độc; có tác dụng cường tâm, tiêu thũng, chỉ dương, sát trùng khư phong thấp, thông kinh lạc. Lá có vị đắng, tính hàn, có độc; có tác dụng tiêu thũng, chỉ dương, sát trùng.
  • Theo Đông Y, Quả, cành, lá đều có độc; hạt gây mê và cũng rất độc. Mủ không độc. Vỏ cây, lá và mủ gây xổ. Hạt và cây dùng để duốc cá. Dầu hạt dùng để thắp đèn, bôi lên chỗ ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy. Nhựa mủ gây nôn và tẩy; cũng dùng chữa táo bón, chữa bệnh ngoài da, vết cắn, vết đứt và các vết thương khác. Vỏ thân và lá cũng dùng gây nôn tẩy.
  • Theo Đông Y Cà độc dược lùn có Vị cay, đắng, tính ấm, có độc; có tác dụng làm tê, chống đau, ngừng ho ngăn suyễn, trừ đàm, khử phong thấp như Cà độc dược, làm dịu thần kinh (tác dụng tương tự belladon và jusquamin) và chống co thắt. Người ta dùng lá đắp nhọt, loét và cá độc cắn; dịch hoa trị đau tai; dịch quả đắp da đầu để trị gầu và rụng tóc.
  • Theo Đông y, hoa cà độc dược có vị cay, tính ôn, có độc, có tác dụng ngừa suyễn, giảm ho, chống đau, chống co giật, phong thấp đau nhức. Lá là vị Thu*c ngừa cơn hen, giảm đau bao tử, chống say tàu xe. Ngoài ra còn điều trị phong tê thấp, đau dây thần kinh toạ, đau răng... Người ta thường dùng lá cuộn thành điếu hay thái nhỏ vấn thành điếu Thu*c để hút (chữa ho, hen suyễn), dùng lá hơ nóng đắp điều trị đau nhức, tê thấp, hoặc phơi khô tán bột mịn.
  • Nhiều cây cảnh cho hoa đẹp được trồng nhiều ở nơi công cộng: vườn hoa, công viên; ở cổng nhà, vườn nhà...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY