Khoa học hôm nay

Loài hoa đẹp lộng lẫy nhưng lại có thể gây ra cái Ch?t đau đớn

Khoác trên mình vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy nhưng ít ai ngờ rằng hoa nguyệt quế núi lại chứa độc khủng khiếp khiến người tiếp xúc với nó rơi vào trạng thái tim ngừng đập và gây Tu vong.

Nguyệt quế núi là một trong những loài hoa tiêu biểu đại diện cho bang conneticut của mỹ. chúng thường mọc thành chùm với màu sắc rất đa dạng, từ trắng, hồng nhạt, đến hồng đậm hay đỏ. cây hoa nguyệt quế núi thường cao từ 3m - 9m. gỗ của nó thường dùng làm đồ nội thất và dụng cụ gia đình.

Hoa nguyệt quế núi mọc thành chùm với màu sắc rất đa dạng, từ trắng, hồng nhạt, đến hồng đậm hay đỏ. Ảnh omcseeds.

Mặc dù rất lộng lẫy nhưng hoa nguyệt quế núi lại chứa độc chất độc có thể gây Ch?t người. hai loại độc chính trong hoa nguyệt quế núi là andromedotoxin và arbutin.

Với liều lượng cao, chất độc andromedotoxin khiến một phần trái tim đập nhanh hơn, và phần còn lại đập chậm tới mức nguy hiểm. Trái tim của người khỏe mạnh có một cánh cổng tự nhiên để ngăn chặn một nửa số xung điện ảnh hưởng tới tim. Chất độc sẽ gây ra hội chứng Wolff – Parkinson – White, khiến hoạt động của cánh cổng rối loạn. Khi đó toàn bộ xung điện sẽ chạy tới tim, khiến tim ngừng đập và gây Tu vong.

Hoa nguyệt quế núi chứa độc chất gây Ch?t người là andromedotoxin và arbutin. Ảnh newenglandwild.

Tiếp xúc với liều lượng nhỏ chất độc Andromedotoxin, con người sẽ nôn liên tục, mắt, mũi tiết nhiều nước và dịch. Một giờ sau, hoạt động hô hấp sẽ chậm dần, con người mất khả năng cử động, sau đó hôn mê và Ch?t.

Điều đáng sợ là mật ong cũng có thể chứa toàn bộ đặc tính của chất độc Andromedotoxin nếu ong từng lấy mật từ hoa của cây nguyệt quế núi. Người Hy Lạp gọi loại mật này là “mật điên”. Họ dùng nó để đánh bại chiến binh Xenophon thành Athen vào năm 400 trước Công nguyên.

Không chỉ có nguyệt quế núi, lê lư hoa trắng cũng là loại hoa có khả năng gây Ch?t người. Theo đó, khi chúng ta chẳng may ăn phải lê lư hoa trắng, con người sẽ trải qua cơn quặn bụng dữ dội do chất độc ngấm vào máu và khởi động kênh natri trong cơ thể. Khi kênh Natri mở ra, natri sẽ tràn vào tế bào, kích thích hoạt động. Chẳng hạn, khi kênh natri trong tế bào cơ hoạt động, cơ bắp sẽ co thắt.

Lê lư hoa trắng cũng là loại hoa có khả năng gây Ch?t người. Ảnh:Flickr.

Khi chất độc trong lê lư hoa trắng tác động vào kênh Natri, nó sẽ giữ kênh này mở và natri sẽ liên tục tràn vào tế bào. Do cơ thể không kịp phản ứng lại nên tim sẽ lần lượt đập chậm rồi đập nhanh, toàn thân co giật. Người trúng độc sẽ đau tim hoặc hôn mê. Người ta tin rằng chính chất độc trong cây lê lư hoa trắng đã giết Alexander đại đế.

Theo Hạnh Vũ/VietQ

Link bài gốc Lấy link

http://vietq.vn/hoa-nguyet-que-dep-long-lay-nhung-lai-co-the-gay-ra-cai-chet-dau-don-d144588.html

Theo Hạnh Vũ/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/loai-hoa-dep-long-lay-nhung-lai-co-the-gay-ra-cai-chet-dau-don/20210205033242154)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng loại cây này sử dụng một chất độc thần kinh tương tự như chất độc của nhện.
  • Dược liệu Ðậu mèo lớn Ở một số vùng, người ta giã hạt ra làm Thu*c K*ch d*c. Còn ở Ấn Độ, vỏ được dùng trị đau thấp khớp, giã ra, trộn với gừng khô và đắp trên phần đau. Lông ngứa ở quả, dùng như Thu*c độc. Ở Malaixia, người ta thường dùng lông ngứa vào mục đích gây ch*t người. Ở nước ta, người ta trộn lông ngứa với thức ăn để diệt chuột.
  • Theo Đông Y Yến phi có Vị đắng, tính ấm; rất độc; có tác dụng chỉ khái, bình suyễn, trấn thống, kháng nham, tán hàn, hóa đàm. cây Yến phi có tên khoa học: Iphigenia imlica (L.) A. Gray ex Kunth, thuộc họ Tỏi độc - Melanthiaceae.
  • Theo Đông Y Nấm gây ngộ độc mạnh với ảo giác và rối loạn gan, nhưng cũng thường không ch*t người. Nhân dân dùng nấm này để làm bả diệt ruồi.
  • Theo Đông Y, Hạt (cũng như cành, lá) có vị đắng, tính hàn, rất độc; có tác dụng cường tâm, tiêu thũng, chỉ dương, sát trùng khư phong thấp, thông kinh lạc. Lá có vị đắng, tính hàn, có độc; có tác dụng tiêu thũng, chỉ dương, sát trùng.
  • Theo Đông Y, Quả, cành, lá đều có độc; hạt gây mê và cũng rất độc. Mủ không độc. Vỏ cây, lá và mủ gây xổ. Hạt và cây dùng để duốc cá. Dầu hạt dùng để thắp đèn, bôi lên chỗ ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy. Nhựa mủ gây nôn và tẩy; cũng dùng chữa táo bón, chữa bệnh ngoài da, vết cắn, vết đứt và các vết thương khác. Vỏ thân và lá cũng dùng gây nôn tẩy.
  • Theo Đông Y Cà độc dược lùn có Vị cay, đắng, tính ấm, có độc; có tác dụng làm tê, chống đau, ngừng ho ngăn suyễn, trừ đàm, khử phong thấp như Cà độc dược, làm dịu thần kinh (tác dụng tương tự belladon và jusquamin) và chống co thắt. Người ta dùng lá đắp nhọt, loét và cá độc cắn; dịch hoa trị đau tai; dịch quả đắp da đầu để trị gầu và rụng tóc.
  • Theo Đông y, hoa cà độc dược có vị cay, tính ôn, có độc, có tác dụng ngừa suyễn, giảm ho, chống đau, chống co giật, phong thấp đau nhức. Lá là vị Thu*c ngừa cơn hen, giảm đau bao tử, chống say tàu xe. Ngoài ra còn điều trị phong tê thấp, đau dây thần kinh toạ, đau răng... Người ta thường dùng lá cuộn thành điếu hay thái nhỏ vấn thành điếu Thu*c để hút (chữa ho, hen suyễn), dùng lá hơ nóng đắp điều trị đau nhức, tê thấp, hoặc phơi khô tán bột mịn.
  • Tết Nguyên đán, nhà nhà mua hoa, cây cảnh về trang trí cho nhà cửa thêm phần tươi sáng. Vậy nhưng có rất nhiều loại hoa, cây cảnh chơi tết quen thuộc lại chứa chất cực độc, có thể gây Tu vong.
  • Nhiều cây cảnh cho hoa đẹp được trồng nhiều ở nơi công cộng: vườn hoa, công viên; ở cổng nhà, vườn nhà...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY