Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Ðay hay Ðay quả tròn - Corchorus capsularis L

Dược liệu Ðay có vị đắng, tính nóng có độc, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, giải nắng nóng. Thường dùng:. Ðề phòng say nắng và sốt do say nắng, Lỵ; Ho ra máu, nôn ra máu; Ngộ độc cá thối. Hạt dùng khi bị sài uốn ván, vô kinh, kinh nguyệt không đều.
Hình ảnh cây Ðay hay Ðay quả tròn - Corchorus capsularis

Ðay hay Ðay quả tròn - Corchorus capsularis L,, thuộc hộ Ðay - Tiliaceae.

Mô tả: Cây thảo hằng năm cao 1-2m, màu tím nhạt, ít phân nhánh. Lá hình bầu dục nhọn, hẹp ngang, tròn ở gốc, có mũi nhọn ở chóp, nhẵn, có răng, dài 6-10cm, rộng 15-30mm; răng nhọn; đều, 2 răng dưới có lông dài, gân gốc 3-5. Hoa họp 2-3 cái một ở nách lá. Quả hình cầu hay hình quả lê dài 12mm, rộng 10-11mm, có cạnh lồi, mở thành 5 mảnh van. Hạt dẹp, có góc.

Cây ra hoa tháng 6.

Bộ phận dùng: Rễ, lá và hạt - Radix, Folium et Semen Corchori Capsularis.

Nơi sống và thu hái: Cây của Ấn Độ, nhập trồng làm rau ăn và lấy sợi. Thu hái rễ và lá vào mùa hè; thu hạt vào mùa thu khi quả chín, phơi khô.

Thành phần hoá học: Lá Ðay chứa một glucosid gọi là capsulin, một hoạt chất đắng và bổ, tác dụng lên tim như digitalin của cây Dương địa hoàng. Hạt chứa một chất đắng là corchorin và 2 glucosid digitalin là corchoroside A và corchoroside B, tác dụng tương tự như digitalin đối với tim.

Tính vị, tác dụng: Ðay có vị đắng, tính nóng có độc, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, giải nắng nóng. Hạt Ðay có vị đắng, tính nóng, có độc, có tác dụng hoạt huyết, trợ tim. Ở Ấn Độ, nước hãm lá được xem như làm nhầy, lợi tiêu hoá, nhuận tràng, lợi trung tiện, kích thích, gây cảm giác ngon miệng như một chất bổ đắng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng 1. Ðề phòng say nắng và sốt do say nắng, 2. Lỵ; 3. Ho ra máu, nôn ra máu; 4. Ngộ độc cá thối. Dùng 15-30g dạng Thu*c sắc. Kỵ thai. Hạt dùng khi bị sài uốn ván, vô kinh, kinh nguyệt không đều. Liều dùng 10-15g, dạng Thu*c sắc. Ở Ấn Độ, nước hãm lá dùng trị lỵ, sốt, khó tiêu và rối loạn của gan; nước sắc rễ và quả chưa chín dùng trị ỉa chảy.

Ðơn Thu*c:

1. Lỵ: Lá Ðay tươi 15-30g sắc uống.

2. Ho ra máu, nôn ra máu: Lá Ðay, Cốt khí củ, Long nha thảo, mỗi vị 9g sắc uống.

3. Ngộ độc cá thối: Lá Ðay tươi 90g sắc với 1 lượng đường đỏ mà uống.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-day-hay-day-qua-tron-corchorus-capsularis-l)

Chủ đề liên quan:

ho ra máu nôn ra máu

Tin cùng nội dung

  • Ở Trung quốc, dùng chữa phổi kết hạch ho ra máu; còn dùng chữa bế kinh và kinh nguyệt không đều
  • Ở Trung Quốc dùng trị phổi nóng, ho ra máu, ho gà, sốt rét, Ở Ân Độ, rễ và lá dùng tiêu sưng, nước sắc rễ, lá dùng trị ho; cây được dùng trị rắn cắn
  • Các động mạch phế quản xuất phát từ động mạch chủ hoặc động mạch liên sườn và mang máu dưới áp lực của hệ thống vào đường hô hấp, mạch máu, rốn phổi, và màng phổi tạng
  • Khái huyết thường có nguồn gốc từ phế quản có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Vì nguồn cấp máu thường là từ động mạch phế quản, nên có khả năng mất máu nhanh chóng
  • Ho ra máu là máu từ đường hô hấp dưới được ho, khạc, trào, ộc ra ngoài theo đường miệng, mũi. Ho ra máu là một dấu hiệu liên quan tới nhiều bệnh,
  • Bạch đồng nữ tên khác là mò hoa trắng, mò trắng, bấn trắng, vậy trắng, mấn trắng. Tên khoa học: Clerodendron fragrans Vent. Cây nhỏ cao khoảng 1 - 1,5m, thường rụng lá.
  • Bạch cập (Rhizoma Bletillae) là thân rễ nhưng thường gọi là củ cây bạch cập, đem về rửa sạch, hấp cho mềm, thái phiến, phơi khô...
  • Khi thấy các vết bầm tím trên da xuất hiện thường xuyên, chúng ta không nên chủ quan bởi vì rất có thể đó là triệu chứng của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.
  • Tôi đi khám thì được biết bị nôn ra máu do rách thực quản. Xin bác sĩ nói rõ về bệnh này, nguyên nhân do đâu và cách phòng chữa.
  • Nôn ra máu là triệu chứng thường do bệnh lý ở đường tiêu hóa trên, bao gồm: thực quản, dạ dày, và đoạn đầu ruột non (hành tá tràng). Nôn ra máu thường co chảy máu thực quản, dạ dày, tá tràng
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY