Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Chữa ho ra máu bằng bạch cập Y học cổ truyền

Bạch cập (Rhizoma Bletillae) là thân rễ nhưng thường gọi là củ cây bạch cập, đem về rửa sạch, hấp cho mềm, thái phiến, phơi khô...
Bạch cập (Rhizoma Bletillae) là thân rễ nhưng thường gọi là củ cây bạch cập, đem về rửa sạch, hấp cho mềm, thái phiến, phơi khô, dùng sống hoặc tán bột để làm Thu*c.

Theo Đông y, Thu*c có vị đắng, tính hàn, quy kinh phế. Tác dụng cầm máu, sát khuẩn, giải độc, sinh cơ mau lành vết thương, bổ phế. Dùng trong trường hợp xuất huyết như ho ra máu, nôn ra máu, bổ phế, giúp lành các tổn thương của phế, chữa khản tiếng.

Những bài Thu*c dùng bạch cập:

Nếu phế hư khạc ra máu. Bài Thu*c: bạch cập 15g, thị bính (quả hồng gọt bỏ vỏ, hạt) thái phiến mỏng 50g, ngạnh mễ (gạo tẻ) 50g, mật ong vừa đủ. Đem hồng và gạo nấu thành cháo, hòa bột bạch cập, mật ong vào cho ăn nóng, ngày 2 lần sáng và tối, liên tục 10 ngày liền.

Đột nhiên thấy trong đờm lẫn máu, khái thấu, đờm vàng đặc, khát thích uống nước, mặt đỏ, mạch phù, hồng mà sác do trường vị tích nhiệt nghịch lên gây nên. Bài Thu*c: bạch cập 10g, tiêu sơn chi 9g, sinh trắc bá 9g, bạch mao căn 30g, tang bạch bì 9g, hoàng cầm 8g, sinh đại hoàng 10g, sinh đại giả thạch 30g, Sắc uống.

Nếu ngực đau hoặc khó chịu mà nhói đau, tâm phiền, phát nhiệt, miệng khô, họng khát, khái thấu không dứt lại thêm huyết nhiệt, phải lương huyết, hóa ứ chỉ huyết. Bài Thu*c: bạch cập 10g, tang diệp 10g, ngẫu tiết 12g, sinh địa 12g, bách bộ 12g, a giao 10g, trắc bách diệp (sao đen) 10g, tỳ bà diệp (trích mật) 12g, tử uy 12g, tam thất bột 3g,

Nếu ho ra máu nặng. Bài Thu*c: bạch cập 8g, thục địa 32g, sơn thù 16g, hoài sơn 16g, trạch tả 12g, đan bì 12g, phục linh 12g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 4g, a giao sao phồng 16g, bồ hoàng 8g, địa du 8g. Sắc uống vào lúc đói, chia 4 lần, ngày 3 lần, tối 1 lần.

Nếu thổ huyết cấp tính. Bài Thu*c: bạch cập 12g, bạch mao căn 30g, tử thảo 30g, đại hoàng bột 2g, tam thất bột 8g. Lấy bạch mao căn, tử thảo sắc, ba vị còn lại làm thành bột trộn đều, uống với nước sắc trên, ngày 1 thang chia 2 lần sáng và tối.

Kiêng kỵ: Khi phế có thực hỏa ngoại tà cực thịnh thì chưa nên dùng.

TTƯT.DSCKI.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chua-ho-ra-mau-bang-bach-cap-y-hoc-co-truyen-15124.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 37 tuổi, sức khỏe bình thường. Mấy hôm nay tự dưng tôi thấy đi tiểu hơi buốt, nước tiểu không trong như bình thường mà có màu nâu nâu như máu làm tôi rất lo lắng.
  • Khi thấy các vết bầm tím trên da xuất hiện thường xuyên, chúng ta không nên chủ quan bởi vì rất có thể đó là triệu chứng của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.
  • Có rất nhiều nguyên nhân có thể được nhắc tới khi bạn có dấu hiệu xuất tinh ra máu như viêm túi tinh, viêm đường dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo.
  • Tôi 42 tuổi, sức khỏe bình thường. Gần đây, tôi hay đi tiểu buốt và nước tiểu mấy hôm nay có màu hơi hồng giống như máu nên tôi rất lo lắng.
  • Tôi đi khám thì được biết bị nôn ra máu do rách thực quản. Xin bác sĩ nói rõ về bệnh này, nguyên nhân do đâu và cách phòng chữa.
  • Em bị viêm nang lông, nhưng khi dùng Thu*c thì thấy xuất hiện triệu chứng nóng ở đầu tiết niệu, rất khó chịu. Trước đó em có đi tiểu ra máu cục.
  • Lúc đầu đi tiểu rất nhiều lần, mỗi lần tiểu 1 ít và máu ra vài giọt. Bây giờ em đi tiểu ít lại nhưng vẫn ra máu, bụng đau buốt.
  • Ở người có tuổi trên 45, tiểu ra máu là triệu chứng khởi đầu của một chấn thương hoặc một bệnh ở thận - tiết niệu, đặc biệt là bệnh ung thư đang xảy đến trong cơ thể người bệnh.
  • Nôn ra máu là triệu chứng thường do bệnh lý ở đường tiêu hóa trên, bao gồm: thực quản, dạ dày, và đoạn đầu ruột non (hành tá tràng). Nôn ra máu thường co chảy máu thực quản, dạ dày, tá tràng
  • Đi tiêu ra máu là thuật ngữ y khoa, dùng để mô tả máu xuất hiện trong phân. Tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân đại tiện, đi tiêu, đi cầu ra máu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY