Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Bạch cập - Bletilla striata (Thunb) Reichb L

Theo Đông Y, Bạch cập Vị đắng, ngọt, chát, tính hơi hàn, có tác dụng bổ phổi, cầm máu và làm tan máu ứ, hàn gắn vết thương chảy máu. Dùng ngoài đắp, bôi mụn nhọt, sinh cơ khỏi đau; cũng dùng đắp vết thương chém chặt. Bột của nó trộn dầu chữa bỏng, chân tay tê bì cũng có công hiệu tốt. Dân gian và các thầy Thu*c cho rằng uống lâu có thể nhuận phế, chữa lao phổi, nhưng vị đắng nên cần cho thêm nhiều đường phèn uống mới tốt.

1.Cây Bạch cập - Bletilla striata (Thunb) Reichb L, thuộc họ Lan - Orchidaceae.

Bạch cập (Tên khoa học: Bletilla striata) là một loài lan trong chi Bạch cập. Cây phân bố từ Nhật Bản, Trung Quốc đến Việt Nam. Tại Việt Nam, cây có mặt ở Sa Pa, Tam Đảo và miền Trung

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Bạch cập

Mô tả: Cây thảo nhiều năm mọc đứng cao 20-30cm. Hành giả hình củ, xếp thành chuỗi nằm ngang màu trắng ngà có những đường vòng màu nâu nhỏ do các vết tích của lá cũ và những mầm thân non đang phát triển. Mỗi nhánh mang 4-5 lá hình mác, có những nếp nhăn dọc, xếp ôm nhau ở góc không có cuống. Hoa 3-8 cái màu hồng tím khá to, mọc thành chùm ở ngọn; cánh môi màu tím đậm mang 5-7 mào uốn lượn. Quả nang hình thoi 6 cạnh.

Màu hoà tháng 3-5; quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Bletilae, thường gọi là Bạch cập.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc trên đất rừng, đất đồi, rừng thứ sinh, vùng núi Tây Bắc, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn. Cũng thường được trồng làm cảnh, trồng bằng thân rễ. Củ thu hái vào tháng 8-9, phơi khô, thường có màu trắng vàng, dỏng nhu con ốc dẹt trong có nhiều chất dính. Khi dùng rửa sạch, sấy qua nhỏ lửa.

Thành phần hoá học: Củ chứa keo và tinh dầu.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, ngọt, chát, tính hơi hàn, có tác dụng bổ phổi, cầm máu và làm tan máu ứ, hàn gắn vết thương chảy máu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Loại Thu*c dùng để cầm máu, trị thổ huyết, khạc ra máu, chảy máu cam. Dùng ngoài đắp, bôi mụn nhọt, sinh cơ khỏi đau; cũng dùng đắp vết thương chém chặt. Bột của nó trộn dầu chữa bỏng, chân tay tê bì cũng có công hiệu tốt.

Dân gian và các thầy Thu*c cho rằng uống lâu có thể nhuận phế, chữa lao phổi, nhưng vị đắng nên cần cho thêm nhiều đường phèn uống mới tốt.

Người ta dùng Bạch cập phối hợp với Rimifon có hiệu quả rất tốt; trị ho gà cũng có kết quả.

Ngày dùng 6-12g dạng Thu*c sắc. Dùng ngoài hoà bột với nước đắp hoặc hoà bột với nước uống.

Ðơn Thu*c:

1. Chữa phổi kết hạch, ho, khạc ra máu hay lao hang; Bạch cập tán nhỏ uống mỗi lần 12g, liều dùng không hạn chế.

2. Chữa thổ huyết và chảy máu dạ dày: Bạch cập 2 phần, Tam thất 1 phần, tán nhỏ uống với nước cơm, mỗi lần 4-8 g, liều dùng tuỳ nghi.

3. Chữa vết thương đứt chém: Bạch cập hai phần, vôi một phần, bồ hóng một phần tán nhỏ rắc vào.

4. Chữa ung nhọt sưng đau: Bạch cập tán nhỏ quấy với nước đặt trên giấy đắp vào.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-duoc-lieu-cay-bach-cap-bletilla-striata-thunb-reichb-l)

Tin cùng nội dung

  • Bạch cập (Bletia hyacinthine R.Br. ex Ait), tên khác là liên cập thảo, là một cây thảo, địa sinh, sống lâu năm. Thân rễ chia nhánh hình cầu,
  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Bạch cập (Rhizoma Bletillae) là thân rễ nhưng thường gọi là củ cây bạch cập, đem về rửa sạch, hấp cho mềm, thái phiến, phơi khô...
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY