Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Bạch đồng nữ, Mò hoa trắng - Clerodendrum viscosum Vent

Theo Đông Y Rễ có vị ngọt và nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm, điều hoà dịch thể, làm long đờm rãi, làm mát máu và cầm máu. Thường được dùng trị; Ho, cảm lạnh, sốt; Lao phổi, ho ra máu; Lỵ trực khuẩn; Viêm gan.

1.Cây Bạch đồng nữ, Mò hoa trắng - Clerodendrum viscosum Vent., thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.

Lá và hoa Bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ có Tên khác: Mò trắng, Bấn trắng. Tên khoa học: Clerodendrum viscosum Vent. họ Cỏ roi ngựa ( Verbenaceae). Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta.

2.Thông tin mô tả chi tiết công dụng, tác dụng. Dược Liệu Bạch Đồng Nữ

Mô tả: Cây bụi nhỏ, cao khoảng 1m; thường rụng lá. Nhánh vuông, có lông vàng. Lá mọc đối, hình tim, có lông cứng và tuyến nhỏ, mép có răng nhọn hay nguyên. Chuỳ hoa to, hình tháp có lông màu vàng hung. Hoa trắng vàng vàng, đài có tuyến hình khiên; tràng có lông nhiều, nhị thò ra. Quả hạch đen, mang đài màu đỏ tồn tại ở trên.

Cây ra hoa tháng 2-3.

Bộ phận dùng: Rễ - Radix Clerodendri Viscosi.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở Ðông Dương và Trung Quốc, gặp ở nhiều nơi, trên đồi dốc, rừng và các lùm bụi. Có thể thu hái rễ quanh năm. Rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô ngoài nắng.

Tính vị, tác dụng: Rễ có vị ngọt và nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm, điều hoà dịch thể, làm long đờm rãi, làm mát máu và cầm máu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thường được dùng trị

1. Ho, cảm lạnh, sốt;

2. Lao phổi, ho ra máu;

3. Lỵ trực khuẩn;

4. Viêm gan.

Liều dùng 15-30g, dạng Thu*c sắc.

3.Sau đây là một số bài Thu*c của cây bạch đồng nữ: theo DS. Mỹ Nữ

- Chữa đau bụng kinh: Lá bạch đồng nữ, hương phụ, ích mẫu, ngải cứu, mỗi vị 6g; nước 300ml, sắc trong nửa giờ, chia 2-3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống trước khi có kinh khoảng 10 ngày, sau đó có thể uống liền từ 2-3 tháng, giúp cho khí huyết lưu thông.

- Chữa khí hư bạch đới: Bạch đồng nữ, ích mẫu, ngải cứu, hương phụ, trần bì, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2-3 tuần sau chu kỳ kinh nguyệt. Dùng nhắc lại liệu trình thứ hai vào sau kỳ kinh tháng sau.

- Chữa rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều, có kinh đau bụng: Lá bạch đồng nữ, hương phụ, ngải cứu, ích mẫu, mỗi vị 10 - 12g (khô). Sắc uống, ngày 1 thang, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống sau khi hết kinh độ 5-7 ngày. Uống liền 2-3 tuần lễ.

- Chữa vàng da và niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàng thẫm, kiểm nghiệm nước tiểu có sắc tố mật: Rễ bạch đồng nữ hoặc xích đồng nam (hoa màu đỏ), sắc uống.

- Chữa thấp khớp, sưng nóng đỏ đau thuộc thể nhiệt: Bạch đồng nữ 80g, dây gắm 120g; các loại cây khác như đơn tướng quân, đơn mặt trời, đơn răng cưa, cà gai leo, cành dâu, cây tầm xuân (mỗi vị 8g). Sắc, chia 2 lần uống.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-duoc-lieu-cay-bach-dong-nu-mo-hoa-trang-clerodendrum-viscosum-vent)

Tin cùng nội dung

  • Bạch đồng nữ tên khác là mò hoa trắng, mò trắng, bấn trắng, vậy trắng, mấn trắng. Tên khoa học: Clerodendron fragrans Vent. Cây nhỏ cao khoảng 1 - 1,5m, thường rụng lá.
  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Theo Đông y bạch đồng nữ có vị hơi đắng, mùi thơm, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY