Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Canh châu, Chanh châu, Quanh châu, phòng bệnh sởi đậu

Theo y học cổ truyền, dược liệu Canh châu Vị đắng hơi chua, tính mát; có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, giải độc. Quả ăn được, có vị chua hơi ngọt. Lá non nấu canh ăn được. Lá thường dùng riêng hoặc phối hợp với lá Vối làm nước uống thay trà, vừa giải khát, vừa phòng bệnh sởi đậu. Canh châu đã được sử dụng làm Thu*c từ lâu ở nước ta.

1.Hình ảnh mô tả cây Canh châu

2.Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Canh châu

Canh châu, Chanh châu, Quanh châu - Sageretia theezans (L.) Brongn,. thuộc họ Táo ta - Rhamnaceae.

Mô tả: Cây nhỏ phân cành nhiều, các nhánh có gai. Lá hình trái xoan hay bầu dục, tròn hay gần tròn ở gốc, có mũi, hơi có răng, dài 2-10cm, rộng 8-35mm. Hoa xếp từng nhóm 1-4 cái thành bông ở nách lá hay ở ngọn. Quả hình cầu, đường kính 4-6mm, nạc, màu đen đen, kèm theo vòi nhuỵ và các lá đài tồn tại. Hạt 1-3, lồi ở mặt lưng, có vỏ ngoài nhẵn, bóng, màu xám sáng.

Ra hoa tháng 7-10, kết quả tháng 12-3.

Bộ phận dùng: Lá, cành và rễ - Folium, Ramulus et Radix Sageretiae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ven rừng, dọc theo bờ suối nơi nhiều cát ẩm, đất sâu, xen với các loại cây bụi khác. Có khi trồng quanh vườn làm hàng rào. Thường gây trồng bằng cành giâm. Người ta thường thu hái lá tươi hoặc lấy cành lá vào mùa xuân hạ; thu hái rễ vào mùa thu đông đem phơi hay sấy khô.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng hơi chua, tính mát; có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả ăn được, có vị chua hơi ngọt. Lá non nấu canh ăn được. Lá thường dùng riêng hoặc phối hợp với lá Vối làm nước uống thay trà, vừa giải khát, vừa phòng bệnh sởi đậu. Canh châu đã được sử dụng làm Thu*c từ lâu ở nước ta. Tuệ Tĩnh sử dụng nó với tên Xích chu đằng làm Thu*c đắp vết thương tên đạn. Hải Thượng Lãn Ông dùng Canh châu chữa sưng mặt, sưng mình, đậu sởi, chữa tắc tia sữa hoặc chữa lở loét không ra da gom miệng, chữa bị thương sai khớp bong gân và mụn nhọt.

Ngày nay, chúng ta vẫn sử dụng cây này làm Thu*c chữa ban sởi, đậu mùa, dư độc không phát ra được, kiết lỵ, dùng ngoài chữa lở, ghẻ.

Thường dùng 10-20g rễ khô hoặc cành lá khô sắc nước uống; dùng ngoài lấy lá tươi nấu nước tắm hoặc giã đắp.

Đơn Thu*c:

1. Chữa lở loét không ra da gom miệng: Lá Canh châu, lá Đuôi tôm, lượng bằng nhau, Đinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp vào (Bách gia trân tàng).

2. Chữa trẻ em bị bệnh sởi, sốt ho, khát nước: Canh châu (Cành và lá) 20g, Tầm gửi cây khế 18g, Sắn dây 12g, Cam thảo dây 8g, Hương nhu 8g, Hoắc hương 8g, sắc với 400ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

3. Chữa ngứa lở ngoài da, mụn nhọt: Cành châu 24g, Hạ khô thảo 20g, Bồ công anh 20g. Rễ cỏ xước 20g, Lá đơn đỏ 10g, sắc và uống như trên.

4. Sởi chậm mọc: rễ canh châu 30g (hoặc lá 40g) thái mỏng, với 300ml nước sắc uống trong ngày chia làm 3 lần uống.

Ghi chú: Người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng, không nên dùng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-canh-chau-chanh-chau-quanh-chau-phong-benh-soi-dau)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh sởi có khả năng phát sinh các loại biến chứng khác nhau do phong tà, hỏa độc, thực tích, đờm thấp... quá mạnh đều khiến sởi bị bế lại (vít) không mọc ra được, xuất hiện tình trạng đang mọc mà không mọc, xuất hiện chứng nghịch hoặc nguy nhiễm như sởi mọc không thấu hoặc bay đi quá nhanh...
  • Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virut sởi, thường hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, vào mùa xuân, sởi là bệnh rất dễ lây lan. Y học cổ truyền gọi bệnh sởi là ma chẩn hay sa tử do trẻ em bị bệnh sởi xuất hiện những nốt đỏ, hơi nổi cao, sờ vào thấy vướng tay như các hạt vừng.
  • Ở giai đoạn này, trẻ thường sốt đột ngột hoặc tăng dần, ngạt mũi, ho, mắt đỏ chảy nước, sợ ánh sáng, mệt mỏi, buồn ngủ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, có thể ăn kém, đi ngoài phân loãng. Giai đoạn sơ khởi kéo dài 3-5 ngày.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Theo Lương y Đình Thuấn, Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ bị mắc sởi tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY