Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Chó đẻ, Chó đẻ răng cưa, Răng cưa, Cam kiềm, Rút đất - Phyltanthus urinaria L

Theo Đông Y Chó đẻ răng cưa có vị ngọt hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, điều kinh, thanh can, sáng mắt, làm se và hạ nhiệt. Thường được dùng chữa đau yết hầu, viêm cổ họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da thần kinh, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, trẻ em tưa lưỡi, chàm má. Còn dùng trị rắn cắn.

1.Cây Chó đẻ, Chó đẻ răng cưa, Răng cưa, Cam kiềm, Rút đất - Phyltanthus urinaria L., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

Cây chó đẻ răng cưa hay còn gọi là cây chó đẻ, diệp hạ châu, diệp hạ châu đắng, cây cau trời. Tên Hán Việt khác: trân châu thảo, nhật khai dạ bế, diệp hậu châu. Cây có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá nên gọi là diệp hạ châu (diệp: lá, hạ: dưới, châu: ngọc tròn) (Tên khoa học : Phyllanthus urinaria, đồng nghĩa: Diasperus urinaria (Linnaeus) Kuntze; Phyllanthus alatus Blume; P. cantoniensis Hornemann; P. cantoniensis Schweigger (1812), không Hornemann (1807); P. chamaepeuce Ridley; P. lepidocarpus Siebold & Zuccarini; P. leprocarpus Wight; P. nozeranii Rossignol & Haicour.).

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược Liệu Chó đẻ

Mô tả: Cây thảo sống hằng năm hay sống dai, cao 20-30cm, có thân màu đỏ, thường phân nhánh nhiều; nhánh có gốc, có cánh. Lá mọc so le, xếp hai dãy sít nhau, do đó mỗi nhánh nom như một lá kép lông chim, mỗi lá thực sự hình thuôn bầu dục hay trái xoan ngược, mặt trên màu xanh nhạt, mặt dưới mốc mốc. Hoa mọc ở nách lá, hoa đực ở ngọn cành, hoa cái đơn độc ở gốc cành, tất cả hầu như không cuống, hoặc có cuống ngắn. Quả nang hơi đỏ, hình cầu đường kính 2mm, có gai nhỏ chứa 6 hạt hình tam giác màu sôcôla nhạt.

Mùa hoa quả tháng 4-10.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Phyllanthi, thường gọi Diệp hạ châu.

Nơi sống và thu hái: Loài cây liên nhiệt đới, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, các nước Ðông Dương. Ở nước ta, cây mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở các bãi cỏ ruộng đất hoang, tới độ cao 500m. Thu hái toàn cây vào mùa hè thu, rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hay phơi héo, bó lại phơi trong râm để dùng.

Thành phần hoá học: Trong cây có các acid, các triterpen một vài alcaloid và các dẫn xuất phenol. Gần đây, từ lá, người ta đã trích được acid ellagic, acid gallic, một acid phenolic và một flavonoid; chất thứ nhất không tan trong nước, các chất sau tan trong nước nóng; còn có một chiết xuất tinh gọi là coderacin.

Tính vị, tác dụng: Chó đẻ răng cưa có vị ngọt hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, điều kinh, thanh can, sáng mắt, làm se và hạ nhiệt. Người ta cũng đã nhận thấy tác dụng diệt khuẩn và diệt nấm rõ rệt của acid phenolic và flavonoid trong Chó đẻ răng cưa, Coderacin dùng chế Thu*c nhỏ mắt và Thu*c mỡ tra mắt, nó có khả năng diệt một số vi khuẩn, nấm và mốc, chủ yếu là các mầm gây bệnh đối với mắt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng chữa đau yết hầu, viêm cổ họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da thần kinh, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, trẻ em tưa lưỡi, chàm má. Còn dùng trị rắn cắn. Liều dùng 8-16g cây khô sắc nước uống, hoặc dùng cây tươi giã chiết lấy dịch uống hoặc vắt lấy nước bôi và lấy bã đắp. Cây tươi còn có thể giã nát đắp chữa các đầu khớp sưng đau.

Ở Trung Quốc, người ta dùng Chó để răng cưa để chữa:

1. Viêm thận phù thũng;

2. Viêm niệu đạo và sỏi niệu đạo, viêm ruột, lỵ, viêm kết mạc, viêm gan;

3. Trẻ em cam tích, suy dinh dưỡng.

Ở Ấn Độ người ta dùng toàn cây như là Thu*c lợi tiểu trong bệnh phù; cũng dùng trị bệnh lậu và những rối loạn đường niệu Sinh d*c và làm Thu*c duốc cá. Rễ cây dùng cho trẻ em mất ngủ.

Ở Campuchia, người ta dùng cây sắc uống, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị Thu*c khác trị các bệnh về gan, trị kiết lỵ, sốt rét.

Ở Thái Lan, cây được dùng trị các bệnh đau dạ dày, bệnh hoa liễu, vàng da, trĩ và lỵ. Cây non được dùng làm Thu*c ho cho trẻ em.

Ðơn Thu*c:

1. Chữa nhọt độc, sưng đau; dùng Chó đẻ răng cưa một nắm với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp chỗ đau (Bách gia trân tàng).

2. Chữa bị thương, vết đứt chảy máu, dùng Chó đẻ răng cưa với vôi giã nhỏ, đắp vào vết thương (Bách gia trân tàng).

3. Chữa bị thương ứ máu: dùng lá, cành Chó để răng cưa và Mần tưới, mỗi thứ một nắm, giã nhỏ chế nước đồng tiện vào, vắt lấy nước uống, bã thì đắp. Hoặc hoà thêm bột Ðại hoàng 8-12g càng tốt (Hoạt nhân toát yếu).

4. Chữa mắt đau sưng đỏ, viêm gan vàng da, viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột đi ngoài ra nước; dùng Chó đẻ răng cưa 40g, Mã đề 20g, Dành dành 12g sắc uống.

5. Chữa lở loét thối thịt không liền miệng; dùng lá Chó đẻ răng cưa. Lá Thồm lồm, liều bằng nhau. Ðinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp (Bách gia trân tàng).

6. Chữa trẻ em tưa lưỡi, giã cây tươi vắt lấy nước cốt, bôi (Dược liệu Việt Nam).

7. Sản hậu ứ huyết, dùng 8-16g cây khô sắc uống hằng ngày (Dược liệu Việt Nam).

3.Hình ảnh Dược Liệu có tên Diệp Hạ Châu

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Phyllanthi, thường gọi Diệp hạ châu.

Diệp hạ châu còn gọi là cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa. Tại Việt Nam, cây còn có nhiều tên địa phương khác như: Cam kiềm, cỏ trân châu, rút đất, diệp hòa thái,...

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-cho-de-cho-de-rang-cua-rang-cua-cam-kiem-rut-dat-phyltanthus-urinaria-l)

Tin cùng nội dung

  • Cá chép nấu xích tiểu đậu: Cá chép 1 con 0,5 - 1kg, đánh vảy, bỏ mang và ruột, đậu đỏ 120g và trần bì (vỏ quýt) 6g, rửa sạch, nhồi 2 vị vào bụng cá. Nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi, rồi nhỏ lửa, nấu tới nước sánh là được.
  • “Cổ trướng” là một trong tứ chứng nan y của Đông y. “Xơ gan cổ trướng” là thuật ngữ của y học hiện đại do khám cận lâm sàng và lâm sàng kết luận...
  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY