Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Chòi mòi Henry - Antidesma henryi Pax et Hoffm (A. paxii Metc)

Theo y học cổ truyền, dược liệu Chòi mòi Henry Lá giã ra, lẫn với giấm, dùng chống xuất huyết.

Chòi mòi Henry

Chòi mòi Henry - Antidesma henryi Pax et Hoffm (A. paxii Metc), thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

Mô tả: Cây nhỏ hay cây gỗ cao 3-6m. Lá hình bầu dục hay trái xoan, nhọn hay tù ở gốc, nhọn thành mũi, có mũi cứng ở đầu, dạng màng, nhẵn hoặc chỉ hơi có lông trên gân. Hoa thành bông đơn hay phân nhánh, hầu như nhẵn. Quả có đường kính 7mm, đỏ rồi đen, nhẵn và có lỗ tổ ong.

Hoa tháng 6, quả tháng 7.

Bộ phận dùng: Lá - Folium Antidesmae Henry.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở rừng tới độ cao 400m từ Hà Tây tới Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam - Ðà Nẵng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá giã ra, lẫn với giấm, dùng chống xuất huyết.

Hình ảnh cây Chòi mòi Henry

Tham khảo thêm

Tên việt nam: Chòi mòi, Chu mòi, Cây cơm nguội

Tên khoa học: Antidesma ghaesembilla Gaertn

Tên đồng nghĩa: Antidesma Henryi Pax Et Hoffm (A. paxii Metc)

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Sơ ri (tên khoa học là Malpighiales)

Họ: Diệp Hạ Châu (tên khoa học là Phyllanthaceae)

Chi: Antidesma (tên khoa học là Antidesma)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Trị ho, đau đầu, bệnh phụ nữ

Cây tự nhiên

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây gỗ nhỏ cao 3-8m. Nhánh cong queo, có lông thưa, sau nhẵn và có màu xám nhạt. Lá hình bầu dục hay hình thoi hẹp hoặc bầu dục tròn, có khi hình tim, mặt dưới đầy lông như nhung. Cụm hoa chuỳ gồm 3-8 bông ở ngọn hay ở nách các lá phía trên. Hoa đực không cuống có 4-5 lá đài; 4-5 nhị có bao phấn hình chữ U; nhuỵ lép có lông. Hoa cái gần như không cuống, có 4 lá đài; bầu có lông mềm, 3-4 đầu nhuỵ. Quả tròn, to 4,5mm, hình bầu dục dẹt. Ra hoa tháng 4-6.

Bộ phận dùng: Vỏ, cành non, lá và hoa, quả.

Phân bố, sinh thái: Cây của miền Mã Lai và Châu Đại dương, mọc hoang ven rừng, trong rừng thưa vùng rừng Bảy Núi. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Tính chất và tác dụng: Chưa có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng: Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phối. Hoa chữa tê thấp. Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn. Vỏ chữa ỉa chảy và làm Thu*c bổ. Cành non dùng để điều kinh. Lá dùng ngoài đắp chữa đau đầu.

Cách dùng: - Tiêu chảy, dùng vỏ chòi mòi, vỏ cây van núi và gáo tròn mỗi thứ đều nhau, độ 1 nắm, cho thêm 600ml nước sôi hãm lấy nước chia ra uống 9-3 lần trong ngày.

- Thu*c bả, dùng vỏ chòi mòi và vỏ dứa thơm (lấy 7 miếng vỏ chòi mòi dài 5-6cm, rộng cỡ 2 dốt lóng tay và lượng vỏ dứa thơm cũng tương đương) cho vào nồi, đổ 3 bát nước sắc còn 1/3. Dùng trong ngày. Dùng cho phụ nữ mới sinh uống để lấy lại sức, giữ da dẻ sau khỉ sinh.

- Điều kinh, phối hợp cành non chòi mòi với rễ đu đủ. Dùng mỗi thứ một nắm to (50g) cho vào 2-3 bát nước đun sôi trong 1-2 giờ lấy nước uống trong ngày.

- Đau đầu, dùng lá chòi mòi tươi giã ra dắp vào thóp thở trẻ sơ sinh và vào đầu trẻ em bị cảm cúm. 

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này rất hiếm gặp trên vùng núi. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây Thu*c An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.121.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-choi-moi-henry-antidesma-henryi-pax-et-hoffm-a-paxii-metc)

Tin cùng nội dung

  • Không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, có tác dụng làm đẹp, mật ong còn được sử dụng như bài Thu*c chữa đau họng, khản cổ, ho mãi không dứt…
  • Hai phương Thu*c chữa ho rất hiệu quả từ tỏi và vỏ cam, có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em.
  • Mangyte -Theo Đông y, cúc vạn thọ có vị đắng, mùi thơm, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, long đờm, trị ho.
  • Dưới đây là những loại thực phẩm thông dụng nhất được dùng để chữa ho một cách đơn giản
  • Theo y học cổ truyền, lá dứa gai có vị đắng cay, thơm, có tác dụng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu.Dứa gai còn có tên là dứa dại, dứa gỗ. Là loại cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
  • Có nhiều loại hoa hồng, nhưng Đông y thường sử dụng hồng đỏ, còn gọi là mai khôi hoa, và trắng, còn gọi là hồng bạch, để làm Thuốc. Hoa hồng là một vị Thuốc thơm mát, không độc. Để làm Thuốc, người ta thường hái những đoá hoa mới nở. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong bóng râm cho khô, rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng, để khỏi tan hương vị của hoa.
  • Không chỉ là loại rau gia vị được dùng phổ biến trong nhân dân, húng chanh còn là một trong những vị Thu*c Nam thông dụng chữa được nhiều bệnh, đặc biệt có tác dụng chữa ho do viêm họng và giải cảm rất tốt.
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Bạn nên giữ lại vỏ khi ăn bưởi vì vỏ bưởi có thể chữa được khá nhiều chứng bệnh hay gặp, chẳng hạn như ho, hen...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY