Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Cola - Cola acuminata (P. Beauv.) Scholl et Endl

Theo y học cổ truyền, dược liệu Cola Có tác dụng kích thích thần kinh, bổ tim và trợ cơ, lợi tiểu, K*ch d*c. Được sử dụng trong các trường hợp mất trương lực, đang dưỡng sức, suy nhược thần kinh, bệnh tim và phổi, cảm cúm. Hoặc dùng cồn Thu*c, bột dập viên, cao lỏng hoặc dùng hạt tươi nhai thong thả.

Hình ảnh hoa, lá cây Cola

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Cola

Cola - Cola acuminata (P. Beauv.) Scholl et Endl., thuộc họ Trôm - Sterculiaceae.

Mô tả: Cây gỗ nhỏ, dạng như Xoài. Lá chụm ở chót nhánh; phiến bầu dục, tròn dài, đầu có mũi, màu xanh tươi, không lông; gân phụ 5-6 cặp; mép nhăn; cuống tròn, dài 3cm, phù ở hai đầu. Chùm hoa có cuống dài, đỏ. Quả đại 2-5, to 7x11cm, chứa cỡ 10 hạt to, trắng, có lá mầm tím.

Hoa tháng 3, quả tháng 4.

Bộ phận dùng: Hạt - Semen Colae Nitidae.

Nơi sống và thu hái: Cây có nguồn gốc từ miền bờ biển Tây Bắc châu Phi được nhập vào trồng ở một số nơi; hiện nay còn có ở Hà Giang, Lâm Đồng và Thảo cẩm viên thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phần hoá học: Có cafein, kolatin, tanin, theobromin.

Tính vị, tác dụng: Có tác dụng kích thích thần kinh, bổ tim và trợ cơ, lợi tiểu, K*ch d*c.

Công dụng, chỉ định và phối hợp Được sử dụng trong các trường hợp mất trương lực, đang dưỡng sức, suy nhược thần kinh, bệnh tim và phổi, cảm cúm. Người ta thường dùng hạt giã ra với liều 4-8g/ngày. Hoặc dùng cồn Thu*c, bột dập viên, cao lỏng hoặc dùng hạt tươi nhai thong thả.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-cola-cola-acuminata-p-beauv-scholl-et-endl)

Tin cùng nội dung

  • E.coli O157, một trong những chủng của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, có thể sản xuất các độc tố shiga gây tổn thương mạch máu ở thận và tim.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY