Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Cúc chân vịt Ấn, Cỏ chân vịt Ấn - Sphaeranthus indicus L

Theo y học cổ truyền, Cúc chân vịt Ấn Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng bổ, khai thông, lợi tiểu, K*ch d*c. Rễ và hạt trị giun. Dầu hoa có mùi tinh dầu thông có tác dụng giải nhiệt, bổ. Cây tươi giã ra cùng với bơ, bột, đường làm bánh ăn bổ, đồng thời ngăn bạc tóc và rụng tóc...

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Cúc chân vịt Ấn

Cúc chân vịt Ấn, Cỏ chân vịt Ấn - Sphaeranthus indicus L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả: Cây thảo hằng năm có lông. Thân có cánh, các cạnh có răng. Lá xoan ngược hay hình ngọn giáo, hơi nhọn ở chóp, không cuống, thót lại ở gốc, ôm thân, có răng nhỏ ở mép, dài 2-4cm, rộng 6-20mm. Cụm hoa hình rổ đo đỏ, tập hợp thành cụm hoa đầu kép, xoan lúc non, tròn lúc già, to vào cỡ 1cm; lá bắc của các cụm hoa đầu đơn hình dải hay xoan ngược hẹp, có lông nhung ở ngọn, dài 3-4mm. Quả bế có hai loại; các quả ở ngoài dạng trứng thuôn có phần phụ dạng chai, các quả ở phía trong dạng tháp ngược có 4-5 cạnh không lồi.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Sphaeranthi Indici

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở ruộng nơi ẩm vùng đồng bằng Nam bộ: Đồng Tháp, Cần Thơ. Còn phân bố ở Campuchia, Lào, Ấn Độ, Malaixia, Inđônêxia, Úc châu.

Thành phần hoá học: Có alcaloid sphaeranthin và 0,01% tinh dầu nhớt màu vàng sẫm, trong. Hoa tươi chứa tinh dầu.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng bổ, khai thông, lợi tiểu, K*ch d*c. Rễ và hạt trị giun. Dầu hoa có mùi tinh dầu thông có tác dụng giải nhiệt, bổ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, người ta dùng cây, chủ yếu là rễ và hạt làm Thu*c trị giun, dưới dạng bột, với liều 2-8g. Cây tươi giã ra cùng với bơ, bột, đường làm bánh ăn bổ, đồng thời ngăn bạc tóc và rụng tóc. Hạt chiên trong dầu vừng hoặc rễ nấu nước uống được xem như là Thu*c K*ch d*c mạnh. Nước sắc cây cũng dùng chữa rối loạn đường tiết niệu. Hoa dùng nhai nuốt để điều trị viêm màng kết. Người ta còn dùng cây, nhất là vỏ quả làm Thu*c duốc cá.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-cuc-chan-vit-an-co-chan-vit-an-sphaeranthus-indicus-l)

Tin cùng nội dung

  • Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, nước ta rất dồi dào về nguồn nguyên liệu dược phẩm. Tuy nhiên, thực tế là phần lớn nguồn dược liệu phục vụ bào chế, sản xuất Thu*c tân dược, Thu*c Đông y...
  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Các loại thực phẩm vừa tốt cho não vừa đơn giản, dễ tìm sau đây sẽ giúp cải thiện trí nhớ cho các thí sinh, đặc biệt là các sĩ tử khối C.
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY