Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Cúc lục lăng, Linh đan hôi - Laggera alata (DC.) Sch.-Bip. ex Oliv

Theo y học cổ truyền, Cúc lục lăng Vị đắng và cay, tính ấm, có mùi thơm; có tác dụng tiêu thũng trừ độc, tán ứ, giảm đau. Thường dùng trị: Cảm cúm, ho kéo dài; Đau thấp khớp, đau lưng; Viêm thận, phù thũng; Vô kinh, đau bụng trước khi sinh...

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Cúc lục lăng

Cúc lục lăng, Linh đan hôi - Laggera alata (DC.) Sch.-Bip. ex Oliv., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 40-100cm. Thân mập, phần cành tới phần trên, có cánh suốt dọc thân. Lá thuôn dài đến 8cm, đầu tù, gốc thuôn dần, mép có răng nhỏ, có lông mịn sát và tuyến tiết. Chuỳ hoa ở ngọn các nhánh; hoa đầu cao 6-7mm, lá bắc nhiều hàng, nhọn. Quả bế cao 1mm, có lông mào trắng, dài 4-5mm.

Ra hoa từ mùa thu đến đầu mùa xuân.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Laggerae Alatae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc dại trong các rừng thông, rừng thưa, các savan có ở các tỉnh vùng cao như Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Thái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh cho tới Ninh Thuận, Lâm Đồng. Thu hái cây vào mùa hạ, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng và cay, tính ấm, có mùi thơm; có tác dụng tiêu thũng trừ độc, tán ứ, giảm đau.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thường dùng trị:

1. Cảm cúm, ho kéo dài;

2. Đau thấp khớp, đau lưng;

3. Viêm thận, phù thũng;

4. Vô kinh, đau bụng trước khi sinh. Liều dùng 15-30g, dạng Thu*c sắc. Dùng ngoài trị mụn nhọt, viêm mô tế bào, tràng nhạc, đau xương, bỏng, eczema, rắn cắn; lấy một lượng vừa đủ cây tươi giã đắp ngoài hoặc đun nước tắm rửa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-cuc-luc-lang-linh-dan-hoi-laggera-alata-dc-sch-bip-ex-oliv)

Tin cùng nội dung

  • Đến lúc đau nhiều, người mệt mỏi, kém ăn chị K mới đi khám thì phát hiện ra biểu hiện đau lưng của chị là ung thư thận, phải cắt bỏ một bên.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Yêu thô bạo có thể mang đến cho bạn cảm giác mới lạ, nhưng đừng quá lạm dụng nó bởi những tác hại dưới.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY