Mô tả: Cây gỗ cao 10m, nhánh mọc đối. Lá có phiến xoan hay bầu dục, to 5x3cm, nguyên, dai, không lông, gân phụ 8-10 cặp; cuống 1-1,3cm. Chùm ngắn, ít hoa, 1-2 ở nách lá, hoa lúc đầu màu vàng sau đỏ tía; cánh hoa 4, dính nhau thành ống ngắn; nhị 4, xen với 4 tuyến hình vẩy; bầu rời ở 2/3 trên. Quả xoan to 1cm, kèm theo bao hoa còn lại, lúc chín có màu đen.
Nơi sống và thu hái: Loài cây của Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Người ta lấy lõi gỗ, thu hoạch vào mùa thu.
Thành phần hoá học: Lõi gỗ chứa tinh dầu, có tỷ lệ thay đổi từ 1,5-6% (có thể 0,8-8%). Tinh dầu chứa a, b santalot (89-90%) a-b santalen, santen, santenon, a - santenol, santalone, santalic acid, teresantalic acid, santalin và deoxy-santalin. Nếu gỗ có pha cả gỗ đặc thì chỉ có khoảng 10% tinh dầu. Quả chứa acid betulic, b -sitosterol và một dầu béo.
Tính vị, tác dụng: Gỗ màu vàng nâu, vị cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng lý khí, ôn trung, hoà vị, chỉ thống.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày và bụng dưới, đái buốt do viêm đường tiết niệu, nôn ra máu, nấc, ho có nhiều đờm lâu khỏi; chữa phong thấp đau nhức xương, kinh giản. Liều dùng 4-12g, dạng Thu*c sắc.
Ở Ấn Độ, người ta dùng lõi gỗ nghiền thành bột trộn với nước thành Thu*c đắp khi bị đau đầu, sốt, viêm tại chỗ và bệnh ngoài da để làm bớt nóng, bớt sưng, cũng có tác dụng làm ra mồ hôi. Tinh dầu lõi gỗ dùng điều trị các triệu chứng của táo bón, viêm niệu đạo, lậu và viêm bàng quang.