Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Dầu giun, Rau muối dại, Kinh giới đất - Chenopodium ambrosioides L

Theo Đông Y, Cây Dầu giun và tinh dầu giun có vị cay đắng, có độc, có tác dụng trị giun; làm trà uống. Tinh dầu giun dùng trị bệnh giun đũa, giun móc. Không có tác dụng với giun kim và sán. Người lớn uống 1ml tinh dầu giun pha trong 30ml dầu thầu dầu, hoặc dạng viên nang, sau đó uống Thu*c tẩy magnesium sulfat. Dùng cho trẻ em trên 5 tuổi, liều tính theo tuổi, từ 10-20 giọt tinh dầu giun. Không uống lúc đói; không dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi.

1.Cây Dầu giun, Rau muối dại, Kinh giới đất - Chenopodium ambrosioides L., thuộc họ Rau muối - Chenopodiaceae.

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Dầu giun

Mô tả: Cây thảo sống hằng năm hay lưu niên, cao 0,5-1m. Thân có khía dọc, màu lục hoặc tím tía. Lá mọc so le, có cuống ngắn, phiến lá thuôn hình ngọn giáo, dài 5,5-7,5cm, rộng 1-2cm, khía răng không đều, đầu răng nhọn, hai mặt lá có màu lục nhạt, có lông trên gân lá ở mặt dưới; các lá ở ngọn có phiến hẹp và gần như nguyên. Cụm hoa là những bông kép mang lá ở nách hoặc ở ngọn thân; hoa nhỏ màu xanh xanh. Quả bế, hình cầu, màu lục nhạt. Hạt nhỏ màu đen bóng.

Mùa hoa quả: Tháng 5-7.

Bộ phận dùng: Lá và tinh dầu - Folium et Oleum Chenopodii.

Nơi sống và thu hái: Loài cây của Mỹ châu nhiệt đới, thuần hoá trong các xứ ôn đới. Ở nước ta, dầu giun rất thông thường ở Hà Nội và Đà Lạt, còn gặp ở các tỉnh đồng bằng, miền núi và trung du của miền Bắc, thường gặp mọc tập trung trên các bãi bồi ven sông như sông Hồng, sông Đuống, sông Lô, sông Đà, sông Đáy... trên các ruộng hoặc nương rẫy mới bỏ hoang, ven các đường đi. Cây sinh sản nhanh, tái sinh khoẻ. Cũng là cây dễ trồng bằng hạt vào mùa xuân. Ta thường thu hái những ngọn cây mang hoa vào tháng 5-6, cắt trừ lại 1/3 ở phía dưới để cây ra ngọn tiếp, mỗi năm có thể cắt ba lần, đem phơi trong râm đến khô để cất tinh dầu.

Thành phần hoá học: Cây chứa tinh dầu với tỉ lệ 0,30-0,40% ở nguyên liệu tươi, 0,05-1% ở hạt và 0,35% ở lá. Tinh dầu giun là chất lỏng trong màu vàng đến vàng cam, mùi khó chịu, vị đắng. Tinh dầu này chứa 60-80% ascaridol là hoạt chất chủ yếu; 20% p-cymen, l-limonen, d-camphor. Rễ chứa saponin. Lá chứa kaempferol-7-rhamnosid. Lá và hạt chứa acid oxalic, acid citric, muối vô cơ; ngoài ra còn có chenopodiosid B.

Tính vị, tác dụng: Cây Dầu giun và tinh dầu giun có vị cay đắng, có độc, có tác dụng trị giun; làm trà uống (Thé du Mexique); lợi trung tiện.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Tinh dầu giun dùng trị bệnh giun đũa, giun móc. Không có tác dụng với giun kim và sán. Người lớn uống 1ml tinh dầu giun pha trong 30ml dầu thầu dầu, hoặc dạng viên nang, sau đó uống Thu*c tẩy magnesium sulfat. Dùng cho trẻ em trên 5 tuổi, liều tính theo tuổi, từ 10-20 giọt tinh dầu giun. Không uống lúc đói; không dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi. Lá dầu giun dùng uống trong có hiệu quả điều trị đau dạ dày và nuối hơi ở trẻ con đang bú; người ta ép lá tươi lấy dịch rồi đun cách thuỷ trong vài phút, cho uống với ít sữa và đường, với liều 5-10 giọt, 2-3 lần trong ngày. Lá còn dùng hãm uống trị bệnh đau thần kinh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-duoc-lieu-cay-dau-giun-rau-muoi-dai-kinh-gioi-dat-chenopodium-ambrosioides-l)

Tin cùng nội dung

  • Đông y hiện đại đã xếp bệnh tay chân miệng vào phạm trù của “Ôn bệnh học”.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Trong Đông y, kinh giới là vị Thu*c chữa phong, dị ứng, đặc biệt những trường hợp ngứa, lở, mề đay phát ban, zona thì nó là vị Thu*c quan trọng.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Theo Đông y, kinh giới vị cay, tính ôn, vào kinh phế và can. Có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu.
  • Theo Đông y, rau muối có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, sát khuẩn, chữa tả lỵ, chống ngứa.Rau muối thường mọc ở các bãi sông, ven đường, ruộng và nương rẫy bỏ hoang thường được bà con miền núi, ven biển sử dụng làm rau nấu canh ăn có tác dụng thanh nhiệt. Cây rau muối đã có vị mặn nên khi chế biến nên không cần bỏ muối.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY