Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Đông y với bệnh tay chân miệng Y học cổ truyền

Đông y hiện đại đã xếp bệnh tay chân miệng vào phạm trù của “Ôn bệnh học”.
tay chân miệng ">tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?

Trong Đông y truyền thống, không thấy đề cập đến căn bệnh có tên “thủ - túc - khẩu” (tay - chân - miệng). Tuy nhiên, căn cứ vào những triệu chứng biểu hiện và tình trạng lây lan nhanh thành dịch, các chuyên gia Đông y hiện đại đã xếp bệnh “tay - chân - miệng” vào phạm trù của “Ôn bệnh học”.

Trên lâm sàng, Đông y thường căn cứ vào triệu chứng biểu hiện cụ thể, để phân loại các chứng trạng bệnh và sử dụng vị Thu*c, bài Thu*c thích hợp, theo nguyên tắc “biện chứng luận trị” như sau:

Khi ở bệnh nhi xuất hiện các chứng trạng: miệng và chân tay xuất hiện những phỏng nước kích thước to nhỏ khác nhau. Bộ phận các phỏng nước nhanh chóng vỡ ra thành vết loét. Kèm theo sốt nhẹ, kém ăn, chất lưỡi đỏ nhạt, mạch phù sác...

Đó là những chứng trạng của loại bệnh lý, mà trong Ôn bệnh học của Đông y gọi là “Thấp độc tập phu” (thấp độc tấn công vào phần da).

Với trường hợp này, có thể sử dụng các vị Thu*c, bài Thu*c có tác dụng “thanh nhiệt giải độc” và “hóa thấp hoạt huyết” để chữa:

Bài Thu*c tiêu biểu (Thanh ôn bại độc ẩm gia giảm): dùng sinh thạch cao (thạch cao chưa nung) 30g, sinh địa hoàng 10g, sừng trâu 20g, hoàng liên 8g, chi tử 10g, huyền sâm 12g, đan bì 10g, tiên trúc diệp (lá tre tươi) 5g, cát cánh 6g, cam thảo 5g; Sắc nước uống trong ngày.

Nếu ở bệnh nhi xuất hiện các chứng trạng: mặt, lưng hoặc chung quanh các móng ở ngón chân, ngón tay và gót chân, bàn chân, bàn tay xuất hiện nhiều nốt phỏng nước kích cỡ khác nhau, nốt nhỏ cỡ như hạt gạo, nốt to cỡ như hạt đậu; kèm theo miệng loét, hơi thở hôi, trướng bụng, kém ăn, phiền khát, đại tiện táo kết, tiểu tiện sẻn đỏ hoặc tiểu đục, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng nhớt, mạch nhu sác.

Đó là những chứng trạng của loại bệnh lý, mà trong Ôn bệnh học của Đông y gọi là “Thấp nhiệt uẩn kết” (thấp tà và nhiệt tà tích đọng).

Để chữa trị có thể sử dụng những vị Thu*c, bài Thu*c có tác dụng “thanh hóa thấp nhiệt” và “giải độc” để chữa.

Bài Thu*c tiêu biểu (Tả hoàng thang gia giảm): dùng hoắc hương 20g, chi tử (dành dành) 6g, sinh thạch cao 15g, nhẫn đông đằng 12g, kinh giới 8g, sinh cam thảo 6g; sắc nước uống trong ngày.

Nếu thấy ở bệnh nhi xuất hiện các chứng trạng: trong khoang miệng và vòm khẩu cái có nhiều mụn nước, da quanh mụn ửng đỏ, đầu các ngón chân, ngón tay cũng xuất hiện nhiều mụn nước hoặc vết loét; kèm theo miệng khô khát nước, tiểu tiện sẻn đỏ; lưỡi ít rêu hoặc rêu lưỡi mỏng; mạch tế sác.

Đó là những biểu hiện của chứng “Tâm tỳ tích nhiệt” (nhiệt tích ở các tạng tâm, tỳ).

Có thể sử dụng những vị Thu*c, bài Thu*c có tác dụng “thanh tả tâm tỳ” và “lợi niệu giải độc” để chữa.

Bài Thu*c tiêu biểu (Đạo xích tán gia giảm): dùng mộc thông, sinh địa, cam thảo, trúc diệp (lá tre), xa tiền tử, đăng tâm thảo, liên tử tâm... mỗi thứ 3 - 5g, sắc nước uống.

Việc sử dụng Đông Nam dược để phòng trị hoặc hỗ trợ trị liệu tại nhà, cần tiến hành dưới sự hướng dẫn, giám sát chặt chẽ của các thầy Thu*c tại các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền có uy tín. Nếu thấy ở trẻ có những biểu hiện lạ, cần đưa ngay đến bệnh viện, để xử lý một cách kịp thời.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dong-y-voi-benh-tay-chan-mieng-y-hoc-co-truyen-15100.html)

Tin cùng nội dung

  • Cát cánh còn có tên khác là bạch dược, kết cánh, cánh thảo, là rễ phơi khô của cây cát cánh (Platycodon grandiforum A. DC.), thuộc họ hoa chuông (Campanunaceae). Cát cánh vị đắng cay, tính hơi ôn; vào kinh phế. Có tác dụng tuyên phế, khứ đàm, lợi yết, bài nùng, khai thông phế khí. Chữa chứng ho nhiều đờm, họng đau nói khàn, áp-xe phổi, viêm họng sưng đau, lỵ, tiểu tiện không lợi.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.