Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Ðậu tương, Ðậu nành - Glycine max (L.) Merr

Theo Đông Y, Ðậu nành là thức ăn đầy đủ nhất và dễ tiêu hoá giúp tạo hình (cơ, xương, gân), tạo năng lượng, cung cấp chất khoáng làm cân bằng tế bào. Ðạm đậu xị có vị đắng, cay, tính mát, có tác dụng phát hãn, giải biểu, trừ phiền. Thường dùng làm thức ăn để bồi bổ cơ thể, nhất là đối với trẻ em, người bị bệnh đái đường, người làm việc quá sức, thiếu khoáng và làm việc trí óc, người mới ốm dậy, người bị thấp khớp, thống phong.

1.Cây Ðậu tương, Ðậu nành - Glycine max (L.) Merr, thuộc họ Ðậu - Fabaceae.

Cây đậu tương

Đậu tương hay đỗ tương, đậu nành (tên khoa học Glycine max) là loại cây họ Đậu (Fabaceae), là loài bản địa của Đông Á. Loài này giàu hàm lượng chất đạm protein, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc.

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu đậu tương

Mô tả: Cây thảo hàng năm, có thân mảnh, cao 50-150cm, có lông, các cành hướng lên trên. Lá mọc so le, có 3 lá chét hình trái xoan, gần nhọn mũi, hơi không đều ở gốc. Hoa trắng hay tím, xếp thành chùm ở nách. Quả thõng, hình lưỡi liềm, có nhiều lông mềm, màu vàng lục hay vàng nhạt, thắt lại giữa các hạt. Hạt 2-5, hình cầu hay hình thận, có màu sắc thay đổi tuỳ theo giống trồng.

Hoa tháng 6-7, quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Hạt đã chế biến - Semen Sojae Preparatum, thường gọi là Ðạm đậu xị

Nơi sống và thu hái: Cây gốc ở Trung Quốc, được trồng ở các xứ nóng. Ta thường trồng để lấy hạt làm thực phẩm. Ðể chế đậu xị nhạt, ta dùng hạt đậu nành ngâm nước một đêm, phơi qua cho ráo nước, đồ chín, tãi ra, đợi cho ráo, ủ kín trong 3 ngày, khi thấy lên men vàng đem phơi khô rồi phun nước cho đủ ẩm đều, cho vào thùng ủ kín bằng lá Dâu tới khi lên men vàng đều thì đem phơi 1 giờ, rồi lại phun nước ủ như trên. Làm như vậy đủ 5 lần, cuối cùng đem chưng, rồi lại phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 50-60 độ, đóng lọ kín để nơi khô ráo.

Thành phần hoá học: Trong hạt đậu nành có các thành phần đã biết tính theo tỷ lệ % Protid40, lipid 12-25, glucid 10-15; có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S; các vitamin A, B1, B2, D, E, F; các men, sáp, nhựa, celluloz. Trong đậu nành có đủ các acid amin cơ bản isoleucin, leucin, lysin, metionin, phenylalanin, tryptophan, valin. Trong đạm đậu xị ngoài protid, lipid, glucid, còn có xanthine, hypoxanthine, caroten, các vitamin B1, B2, vitamin PP.

Tính vị, tác dụng: Ðậu nành là thức ăn đầy đủ nhất và dễ tiêu hoá giúp tạo hình (cơ, xương, gân), tạo năng lượng, cung cấp chất khoáng làm cân bằng tế bào. Ðạm đậu xị có vị đắng, cay, tính mát, có tác dụng phát hãn, giải biểu, trừ phiền.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng làm thức ăn để bồi bổ cơ thể, nhất là đối với trẻ em, người bị bệnh đái đường, người làm việc quá sức, thiếu khoáng và làm việc trí óc, người mới ốm dậy, người bị thấp khớp, thống phong.

Ta thường dùng chế thực phẩm như đậu phụ, cháo, bột đậu nành hoặc chế sữa Ðậu nành, bột Ðậu nành, trộn với bột ngũ cốc, ca cao, dùng làm bột dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh.

Ðạm đậu xị trừ bệnh phong hàn ngoại cảm, sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, đau mắt, thông tiểu, bụng đầy khó chịu, mỏi mệt không ngủ, nôn mửa. Ngày dùng 16-20g dạng Thu*c bột hoặc Thu*c sắc.

3.Hình ảnh hạt đậu tương

Thông tin về Đậu tương biến đổi gen: Đậu tương là một trong số các cây lương thực đã có nhiều giống được cải biến di truyền (GMO) nhằm tăng năng suất. Hiện nay, khoảng 80% lượng đậu tương được trồng phục vụ thương mại đều là GMO. Công ty Monsanto là công ty hàng đầu thế giới hiện nay trong sản xuất cây chuyển gen nói chung và đậu tương chuyển gen nói riêng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-dau-tuong-dau-nanh-glycine-max-l-merr)

Tin cùng nội dung

  • Lâu nay, một số phương tiện thông tin đại chúng nêu vấn đề dược liệu nhập lậu, dược liệu “bẩn”, dược liệu không đủ chất lượng…
  • Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, nước ta rất dồi dào về nguồn nguyên liệu dược phẩm. Tuy nhiên, thực tế là phần lớn nguồn dược liệu phục vụ bào chế, sản xuất Thu*c tân dược, Thu*c Đông y...
  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY