Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Ðay quả dài, Rau đay - Corchorus olitorius L

Dược liệu Ðay quả dài Lá Ðay quả dài có chất nhầy dịu nên dùng ăn bổ, lợi tiêu hoá, nhuận tràng, giải nhiệt và lợi tiểu. Thường được dùng trong trường hợp đề phòng đột quỵ vì sốt nóng và trị táo bón, đái buốt, đái khó, lậu, sỏi thận cấp tính, lỵ. Cũng dùng làm Thu*c lợi sữa và chữa khái huyết, nôn ra máu, các bệnh về phổi. Có thể dùng trị ngộ độc cá...

1.Hình ảnh hoa cây Ðay quả dài

Ðay quả dài, Rau đay - Corchorus olitorius L., thuộc họ Ðay - Tiliaceae.

Mô tả: Cây thảo cao 1-2m, màu đo đỏ, ít phân nhánh. Lá có phiến hình trái xoan nhọn hay tù ở gốc, có răng, dài 5-9cm, có 3-5 gân gốc. Hoa vàng ở nách lá, xếp 3 cái một trên một cuống chung ngắn; cuống hoa cũng ngắn. Quả hình trụ, dài 5cm, nhẵn, có 10 đường lồi. Hạt hình quả lê, tiết diện ngang có hình 5 cạnh.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Corchori Olitoru.

Nơi sống và thu hái: Cây trồng khắp châu á, châu Phi và châu Mỹ. Ở nước ta, Ðay quả dài được trồng trong các vườn gia đình. Rau Ðay sinh trưởng nhanh, chỉ sau khi gieo một tháng đã có thể lấy lá non, ngọn non làm rau ăn.

Thành phần hoá học: Rau Ðay chứa 78,3% nước; 5,3% protid; 0,8% lipid; 2,5% cellulose; 10,6%; dẫn xuất không protein, 2,5% khoáng toàn phần, 5,5mg% calcium và 1,6mg% phosphor. Quả chứa vitamin C. Hạt chứa 2 digitalin glucosid là corchoroside A và corchoroside B, một chất đắng là corechorin.

Tính vị, tác dụng: Lá Ðay quả dài có chất nhầy dịu nên dùng ăn bổ, lợi tiêu hoá, nhuận tràng, giải nhiệt và lợi tiểu. Toàn cây có vị đắng, tính lạnh, có độc; có tác dụng kháng viêm, cầm máu, giải nóng mùa hè, hoạt trường, lợi sữa, sinh tân dịch, khỏi táo bón, làm cho dễ đẻ và mát máu, an thai. Hạt đay quả dài có vị đắng, tính nóng, không độc, có tác dụng chuyển máu, bổ tim.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trong trường hợp đề phòng đột quỵ vì sốt nóng và trị táo bón, đái buốt, đái khó, lậu, sỏi thận cấp tính, lỵ. Cũng dùng làm Thu*c lợi sữa và chữa khái huyết, nôn ra máu, các bệnh về phổi. Có thể dùng trị ngộ độc cá. Nước hãm lá dùng uống bổ và hạ nhiệt. Hạt được dùng trong các trường hợp sài uốn ván, vô kinh và kinh nguyệt không đều. Rau đay là một loại rau lợi sữa, nên người ta dùng cho phụ nữ sinh đẻ ăn trong tuần đầu sau khi sinh, mỗi bữa ăn 150-200g và sau đó mỗi tuần ăn 2 lần, với lượng 200-250g thì sự tăng tiết sữa sẽ được duy trì; sữa có hàm lượng chất béo cao hơn bình thường. Phụ nữ ít sữa, người già táo bón nên ăn canh rau đay hàng ngày.

Ðơn Thu*c:

1. Trị lỵ mới phát: Dùng 15-30g rau Ðay tươi sắc đặc uống thì thông đại tiện, khỏi mót rặn.

2. Khái huyết, nôn ra máu: Dùng lá rau Ðay, Cốt khí củ, Long nha thảo mỗi vị 9g, sắc uống.

3. Trị ngộ độc cá: Dùng lá rau Ðay tươi 90g, sắc uống với đường phèn, uống được nhiều càng tốt.

3.Hình ảnh quả cây Ðay quả dài

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-day-qua-dai-rau-day-corchorus-olitorius-l)

Tin cùng nội dung

  • Đổ nước cua vào một soong sạch, dùng đũa quậy nước theo vòng tròn cho cua tụ lại ở giữa, bắc soong nước cua lên bếp nấu sôi
  • Bổ chén gạch cua khêu được vào nồi nước cua, bắc lên bếp thỉnh thoảng dùng đũa đảo nhẹ sát đáy để riêu không đóng dưới đáy, một lát thấy riêu nổi lên đầy trên mặt
  • Rau đay là loại rau quen thuộc trong bữa cơm người Việt. Nhưng không chỉ là món thực phẩm bổ dưỡng, trong rau đay còn chứa đựng những công dụng hết sức quý báu
  • Đèn đỏ là cách nói dân dã về kỳ kinh của người phụ nữ. Theo Nội kinh tố vấn, Thiên thượng cổ thiên chân luận sách Tố vấn chép: “Con gái 7 tuổi thận khí thịnh, răng thay, tóc dài. 14 tuổi (2 x 7) thì có thiên quý, mạch nhâm thông, mạch thái xung thịnh. Kinh nguyệt ra đúng kỳ”.
  • Khi hành kinh, phụ nữ luôn cảm thấy mệt mỏi, vì bị mất máu nhiều. Những món cháo dễ thực hiện, dễ ăn, nhất là vào những ngày hè nóng nực, sẽ là bài Thu*c hữu hiệu cho phụ nữ khi đến tháng. Sau đây Mạng Y Tế xin mời các bạn tham khảo nhé.
  • Rau đay là loại rau được dùng phổ biến trong mùa hè. Ngoài công dụng là một món canh ngon, mát trong những ngày nóng nực, rau đay còn là vị Thu*c chữa một số bệnh thông thường.
  • Chứng can huyết hư trước hết là do mất huyết quá nhiều, hoặc nguồn sinh hóa ra huyết kém, hoặc do ốm đau lâu ngày can huyết bị hao thương, khi can huyết bất túc, cân mạch mất đi sự nuôi dưỡng, dẫn đến cân mạch co rút, mắt kém, móng tay, móng chân giòn dễ gãy, chất lưỡi nhợt, mạch huyền tế...
  • Theo Đông y, ba kích có vị cay, chát, ngọt, tính ôn, vào kinh thận. Có tác dụng ấm thận, tráng dương, khỏe gân cốt, giảm đau nhức xương, khớp./ Chinh phục bạn tình nhờ ba kích tím
  • Chỉ cần ngắt một chút lá, vò ra, ta sẽ thấy hai tay rất trơn và nhớt. Chính tính nhớt này làm nên nét riêng của rau đay.
  • Theo Y học cổ truyền, kinh nguyệt không đều là do tuổi vị thành niên chức năng tiêu hóa bị trục trặc, cản trở sự hấp thu dinh dưỡng, khiến cơ thể phát dục không đầy đủ, chức năng sinh sản chưa hoàn thiện. Các chấn động về tinh thần, tình cảm cũng có thể là một trong những nguyên nhân.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY