Chỉ cần ngắt một chút lá, vò ra, ta sẽ thấy hai tay rất trơn và nhớt. Chính tính nhớt này làm nên nét riêng của rau đay.
Cây rau đay trồng làm rau cao phổ biến từ 50 -100cm. Nếu để mọc hoang, nó còn cao hơn. Bạn có thể nhìn thấy rau đay bằng hình dáng một khối lùm tròn bởi người ta đã hái ngọn đi và loại rau này mọc nhánh rất khỏe. Thân cây màu tím ngắt, cũng có khi được lai tạp trở nên màu trắng tím. Bạn sẽ có cơ hội nhìn thấy hoa và quả của rau đay. Hoa mọc ở kẽ lá, có màu vàng, nhỏ xíu. Quả tròn, dọc quả có khía chia ra thành múi tựa hồ như một cái đèn lồng nhỏ. rau đay được phân biệt với các rau khác bởi tính nhớt của nó. Chỉ cần ngắt một chút lá, vò ra, bạn sẽ thấy hai tay bạn rất trơn và nhớt.
Ích mẹ, lợi con
rau đay, về phương diện y học cổ truyền, là loại rau có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tẩm bổ, giải nhiệt, lợi tiêu hóa, nhuận tràng, lợi tiểu, lợi hô hấp, tiêu đờm, kháng viêm, cầm máu, lợi sữa và an thai. Do đó,
rau đay thường được dùng làm loại rau làm Thu*c có tác dụng chữa trúng nắng, phòng ngừa say nắng, trị táo bón, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rát, tiểu ra máu.
rau đay cũng được dùng làm rau Thu*c chữa ho ra máu, nôn ra máu. Với bà mẹ mang thai và bà mẹ cho con bú,
rau đay được dùng như một phương Thu*c an thai và cực kỳ lợi sữa giúp sữa về nhiều hơn và nhanh hơn.
Về phương diện y học hiện đại,
rau đay là loại rau tương đối giàu dinh dưỡng, tất nhiên không phải là đầu bảng. Nhưng xét trên khía cạnh thực tế, rau đau đứng trong tốp đầu các loại rau chứa nhiều canxi (đứng hàng thứ 4 trong các loại rau dùng để ăn), sắt (đứng hàng thứ 1), beta caroten (đứng hàng thứ 4), vitamin C (đứng hàng thứ 3). Với những chất dinh dưỡng như vậy,
rau đay rất tốt cho trẻ em, bà mẹ mang thai, bà mẹ sau sinh. Trong danh sách các loại rau nên chế biến cho trẻ ăn dặm, ngoài các thứ củ quả thông thường, bạn nên ngắt lá
rau đay nấu cho trẻ. Nhớ bỏ cuống lá. Phân tích trong thành phần, người ta thấy trong 100g
rau đay có tới gần 92g nước. Tức là khối lượng nước trong
rau đay rất lớn, lại là lượng nước có chứa khoáng chất và hoạt chất sinh học. Nên
rau đay vô cùng hữu ích với người kém ăn, chán ăn, người bị táo bón, ậm ạch, ăn lâu tiêu.
rau đay cũng là loại rau đứng trong tốp đầu bảng để thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể.
Theo các nghiên cứu mới, người ta còn thấy
rau đay có nhiều giá trị thực phẩm-Thu*c khác nhau. Phân tích hóa chất trong lá rau người ta thấy có nhiều chất flavonoid, saponin, tannin, steroid, triterpen. Đặc biệt, trong số các hóa chất tìm được người ta thấy có hai chất mang hoạt tính chức năng mạnh là phytol và monogalactosyldiacylglycerol (chống khối u). Ở phần ngọn non có rất nhiều polysaccharid và lignin (đây là các chất mang hoạt tính estrogen thực vật). Trong phần ngọn người ta cũng tìm thấy một số chất đường glucose, fructose, sucrose và 2 chất inositol (đây là các chất giúp nhuận tràng). Điều lý thú, trong lá
rau đay người ta còn tìm thấy một hoạt chất Thu*c có tên là capsin. Đây là một chất có tác dụng tương tự như với các glycosid cường tim vốn được sử dụng làm Thu*c chống suy tim bấy lâu nay (hoạt chất làm vận mạch, lợi sữa và lợi tiểu). Trong chất nhầy của
rau đay người ta tìm thấy rất nhiều acid hữu cơ như: coumaric, ferulic, vanillic, hydroxybenzoic (những hoạt chất có tác dụng kháng viêm).
Bằng nhiều thực nghiệm khác nhau, người ta chứng minh được dịch chiết lá
rau đay có một số tác dụng mới như tác dụng chống co thắt đường tiêu hóa được thử nghiệm với chuột, tác dụng chống viêm được thử nghiệm với chân chuột bị phù, tác dụng chống khối u thực nghiệm gây ra bởi vi rút Epstein-Barr.
4 tác dụng tiêu biểu
Mặc dù nhiều tác dụng mới ngày càng được tìm ra nhưng
rau đay có 4 tác dụng tiêu biểu mà bạn không nên quên.
Tác dụng 1: hóa giải táo bón.
Tác dụng này có được là vì trong
rau đay có khá nhiều nước. Vì nhiều nước nên làm mềm phân. Trong
rau đay có nhiều polysaccharid, vì nhiều polysaccharid nên sẽ làm tăng lưu chuyển ruột, chống ứ đọng phân. Trong
rau đay lại có nhiều chất nhầy, một chất như có tác dụng bôi trơn khiến cho dễ bị tống đẩy. Trong thành phần lại có nhiều đường sucrose và inositol. Các đường này không hấp thu mà lại giữ nước làm phân nở to nhưng lại rất mềm, hóa giải được táo bón.
Tác dụng 2: tăng cường lợi sữa.
rau đay được chứng minh là rất lợi sữa trên thực tế và lý thuyết. Vì
rau đay nhiều nước nên làm tăng thể tích sữa, lại có nhiều nhầy nên sữa về nhiều hơn. Trên thực tế, nếu bà mẹ sau sinh ăn
rau đay liên tiếp trong 4 tuần ngay sau sinh thì người ta thấy rõ lượng sữa ra của tuần 3, 4, nhiều hơn tuần 1, 2. Nhưng nếu không ăn
rau đay, sữa tuần 3, 4 vẫn về nhưng mức độ kém hơn nhiều. Hơn thế nữa, phân tích người ta thấy hàm lượng chất béo trong sữa mẹ ở tuần 3, 4 ở bà mẹ ăn
rau đay cao hơn người không ăn.
Tác dụng 3: thanh nhiệt giải độc.
rau đay có tác dụng làm mát, tiêu khát, giải nhiệt, chữa trúng nắng. Vì
rau đay có nhiều nước, chữa nhiều nhầy, có nhiều đường nên ích lợi cho việc giải nhiệt. Tính hàn của
rau đay giúp hóa giải mọi hiện tượng nóng trong.
Tác dụng 4: khai thông tiểu tiện.
Những người tiểu bí, tiểu đau, tiểu rát sẽ tìm thấy ở
rau đay một phương cách thú vị bài trừ các hiện tượng trên. Lý do
rau đay thân thiện với hệ tiết niệu là bởi
rau đay có hoạt chất vận động tim mạch nên có tác dụng làm tăng số lượng nước tiểu, lại có tác dụng kháng viêm nên giải viêm nhiễm đường niệu, lại có tác dụng tiêu thũng nên nước tiểu sẽ dễ dàng ra ngoài.
Có nhiều cách dùng khác nhau để thu được các tác dụng trên. Một cách đơn giản nhất là bạn ăn 200 - 300g
rau đay tùy bệnh, nấu ăn liên tục 2 lần/ngày và liên tục trong 20 - 30 ngày, bạn sẽ thấy khả quan.Cây
rau đay trồng làm rau cao phổ biến từ 50 -100cm. Nếu để mọc hoang, nó còn cao hơn. Bạn có thể nhìn thấy
rau đay bằng hình dáng một khối lùm tròn bởi người ta đã hái ngọn đi và loại rau này mọc nhánh rất khỏe. Thân cây màu tím ngắt, cũng có khi được lai tạp trở nên màu trắng tím. Bạn sẽ có cơ hội nhìn thấy hoa và quả của
rau đay. Hoa mọc ở kẽ lá, có màu vàng, nhỏ xíu. Quả tròn, dọc quả có khía chia ra thành múi tựa hồ như một cái đèn lồng nhỏ.
rau đay được phân biệt với các rau khác bởi tính nhớt của nó. Chỉ cần ngắt một chút lá, vò ra, bạn sẽ thấy hai tay bạn rất trơn và nhớt.
BS. YÊN LÂM PHÚC