Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc chữa kinh nguyệt không đều

Theo Y học cổ truyền, kinh nguyệt không đều là do tuổi vị thành niên chức năng tiêu hóa bị trục trặc, cản trở sự hấp thu dinh dưỡng, khiến cơ thể phát dục không đầy đủ, chức năng sinh sản chưa hoàn thiện. Các chấn động về tinh thần, tình cảm cũng có thể là một trong những nguyên nhân.
Sau đây là một số bài Thuốc cải thiện tình trạng trên: Bài 1: Dùng cho trường hợp kinh kỳ thất thường, lượng huyết ít, chất huyết loãng, nhợt; người mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ… do cơ thể khí huyết còn non yếu. Hoàng kỳ 20g, đương quy 15g, kê huyết đằng 12g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước, nấu đến khi trứng chín. Bỏ bã Thuốc, bóc bỏ vỏ trứng, thêm đường đỏ vào đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút là được. Chia 2 lần ngày, dùng liền 5 ngày.

Bài 2: Dùng cho trường hợp kinh kỳ thất thường hay lo buồn, dễ cáu giận, trước hoặc trong khi hành kinh thấy bụng trướng đau, lượng huyết lúc ít lúc nhiều: Ích mẫu thảo 30g, hương phụ (củ gấu) 20g, trần bì (vỏ quít để lâu ngày) 10g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước, nấu đến khi trứng chín. Bỏ bã Thuốc, bóc bỏ vỏ trứng, thêm đường đỏ vào đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút là được, chia 2 lần ngày, dùng liền 5 ngày.

Bài 3: Dùng cho trường hợp kinh kỳ chậm, sợ lạnh; trước hoặc trong khi hành kinh thấy bụng lạnh và đau, chườm nóng thì thấy dễ chịu; lượng kinh ít, chất huyết loãng… do người bị ngưng trệ khí huyết trước hoặc trong khi kinh kỳ bị ngấm nước mưa, cảm lạnh. Gừng tươi 15g, quế chi 10g, ngải cứu 10g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước, nấu đến khi trứng chín. Bỏ bã Thuốc, bóc bỏ vỏ trứng, thêm đường đỏ vào đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút là được. chia 2 lần ngày, dùng liền 5 ngày.

Hoặc gạo tẻ 100g hương phụ 3g, trứng gà 1 quả. Cách chế biến như sau: Hương phụ và trứng gà cho vào nồi nấu chín. Gạo vo sạch nấu cháo rồi cho nước hương phụ, đường vào; trứng gà bóc vỏ, ăn cùng một lúc. Ngày ăn 2 lần lúc nóng.

- Thịt lợn nạc 150g, rễ rau kim châm 15g, đương quy 15g, tất cả rửa sạch, cho nước vừa đủ hầm chín. Ăn cách ngày, ăn 5 lần.

Lưu ý: Trong quá trình chữa bệnh cần chú ý kết hợp nghỉ ngơi, không làm nặng, tránh gió lạnh, tránh ăn uống đồ sống lạnh và các thứ có tính kích thích cay, nóng, nước có ga. Nếu kinh kỳ thất thường không cải thiện và kéo dài, cần đến cơ sở y tế để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó mới có thể tìm ra phương pháp chữa trị hữu hiệu.

Lương y Nguyễn Hữu

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bai-thuoc-chua-kinh-nguyet-khong-deu-720.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi năm nay 26 tuổi, chưa có gia đình. Kể từ hồi mới lớn cho đến nay, kinh nguyệt của tôi rất thất thường, tháng có tháng không hoặc có khi vài tháng mới có một lần.
  • Em năm nay 23 tuổi, là nhân viên văn phòng. Em hay bị có kinh sớm khoảng 4-7 ngày và kinh ra rất ít. Trước kia còn bị khoảng 3 ngày thì hết hẳn (trong những ngày này kinh nguyệt cũng ra rất ít).
  • Đau lưng: gõ kim hoa mai vùng thắt lưng - cùng; châm Thứ liêu. Điều trị mỗi ngày một lần hoặc cách nhật. Lưu kim 15 - 20 phút. Các huyệt trên cũng được chỉ định trong thống kinh.
  • Cây nhỡ leo dài đến 10m, có nhiều rễ bám, cành không lông, Lá có 7, 11 lá chét hình bầu dục nhọn mũi, có răng, có lông ở mặt dưới
  • Kê quan hoa là cụm hoa mào gà đỏ. Thu hái vào mùa thu, khi hoa đang nở, cả hoa và hạt đem phơi khô.
  • Đèn đỏ là cách nói dân dã về kỳ kinh của người phụ nữ. Theo Nội kinh tố vấn, Thiên thượng cổ thiên chân luận sách Tố vấn chép: “Con gái 7 tuổi thận khí thịnh, răng thay, tóc dài. 14 tuổi (2 x 7) thì có thiên quý, mạch nhâm thông, mạch thái xung thịnh. Kinh nguyệt ra đúng kỳ”.
  • Khi hành kinh, phụ nữ luôn cảm thấy mệt mỏi, vì bị mất máu nhiều. Những món cháo dễ thực hiện, dễ ăn, nhất là vào những ngày hè nóng nực, sẽ là bài Thu*c hữu hiệu cho phụ nữ khi đến tháng. Sau đây Mạng Y Tế xin mời các bạn tham khảo nhé.
  • Bạch đồng nữ tên khác là mò hoa trắng, mò trắng, bấn trắng, vậy trắng, mấn trắng. Tên khoa học: Clerodendron fragrans Vent. Cây nhỏ cao khoảng 1 - 1,5m, thường rụng lá.
  • Chứng can huyết hư trước hết là do mất huyết quá nhiều, hoặc nguồn sinh hóa ra huyết kém, hoặc do ốm đau lâu ngày can huyết bị hao thương, khi can huyết bất túc, cân mạch mất đi sự nuôi dưỡng, dẫn đến cân mạch co rút, mắt kém, móng tay, móng chân giòn dễ gãy, chất lưỡi nhợt, mạch huyền tế...
  • Theo Đông y, ba kích có vị cay, chát, ngọt, tính ôn, vào kinh thận. Có tác dụng ấm thận, tráng dương, khỏe gân cốt, giảm đau nhức xương, khớp./ Chinh phục bạn tình nhờ ba kích tím
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY