Cây thuốc quanh ta hôm nay

Hoa mào gà chữa bệnh gì

Kê quan hoa là cụm hoa mào gà đỏ. Thu hái vào mùa thu, khi hoa đang nở, cả hoa và hạt đem phơi khô.

Theo y học cổ truyền, kê quan hoa có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu. Thường dùng hạt và hoa sắc uống, để cầm máu trong các trường hợp lỵ ra máu, trĩ ra máu, thổ huyết, băng huyết, đái ra máu, rong kinh. Nước sắc hoa và hạt dùng rửa đau mắt. Hoa và lá còn dùng chữa sốt ở trẻ em. Hạt nhai nuốt nước, lấy bã đắp trị rắn cắn. Kê quan hoa còn dùng chữa khí hư, xích bạch đới và viêm đường tiết niệu.

Dùng riêng, ngày dùng 10 đến 15g, sắc uống, hoặc kết hợp với một số vị Thu*c khác trong những trường hợp sau:

chữa bệnh trĩ: dùng một trong số bài Thu*c sau:

Bài 1: kê quan hoa 15g, phòng phong 6g, tông lư thán 10g, sắc uống trong ngày.

Bài 2: kê quan hoa kết hợp với ngải diệp, lượng bằng nhau đem sao đen, sắc uống.

Bài 3: kê quan hoa sao cháy, tán bột, uống mỗi lần từ 6 đến 9g với nước ấm, ngày 2 đến 3 lần.

Bài 4: kê quan hoa sao, khương hoạt, tông lư thán, lượng bằng nhau mỗi vị 30g. Tán bột mịn, uống mỗi lần 6g.

Thu*c dùng ngoài: kê quan hoa, ngũ bội tử, lượng bằng nhau, mỗi vị 3g, băng phiến vừa đủ. Tất cả tán bột, hòa trộn với mật lợn bôi lên vùng lở loét, làm lành da, chống viêm.

Chữa kinh nguyệt không đều: kê quan hoa, dùng toàn cây, đem phơi hoặc sấy khô, tán bột mịn. Uống mỗi lần 6g hòa với 1 ít rượu trắng.

Chữa tử cung xuất huyết: kê quan hoa 15g, mai mực 12g, đậu ván trắng 12g, sắc uống hàng ngày.

Chữa da nổi mề đay: kê quan hoa, dùng tươi, cả cây, đun sôi, uống ngày 3 đến 4 bát và ngâm rửa chỗ da bị sẩn ngứa.

Chữa rết cắn: kê quan hoa tươi, dùng toàn cây, rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương.

Lương y: Chu Văn Tiến.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/hoa-mao-ga-chua-benh-gi-n105015.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ phát sinh do tình trạng phồng giãn và sung huyết đám rối tĩnh mạch hậu môn trực tràng, hình thành một hay nhiều búi trĩ;
  • Kinh giới vừa là rau gia vị vừa là cây Thuốc dùng làm Thuốc chữa bệnh thì lấy cả cây trừ rễ. Khi cây kinh giới bắt đầu nở hoa, nhổ cả cây, cắt bỏ rễ, đem phơi hoặc sấy khô.
  • Lá ổi có tác dụng chống ô xy hóa có lợi cho tim, bảo vệ tim, và cải thiện các chức năng của tim, hạ đường huyết cho người đái tháo đường.
  • Trong y học cổ truyền, có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ như: Thu*c uống, Thu*c bôi, Thu*c ngâm chữa trĩ,
  • Đông y cho rằng, củ mã thầy có vị ngọt, tính hàn, có công năng ích khí, an trung, khai vị, tiết thực, được sử dụng để trị nhiều bệnh do nhiệt, vàng da hay tỳ vị hư hàn…
  • SKĐS- Chim bói cá (Alcedo atthis bengalensis Gmelin) thuộc họ bói cá (Alcedinidae), tên khác là bồng chanh, chim chài cá, chim thần chài, là một loài chim nhỏ, chuyên săn bắt cá. Thân thon ngắn, đầu to hơi dài, dẹt trên, mắt nâu, mỏ đen, cổ rất ngắn, cánh rộng, đuôi ngắn.
  • Trĩ là một bệnh mạn tính thường gặp. Bệnh do các tĩnh mạch trực tràng, hậu mô bị sa giãn và sung huyết tạo thành búi hoặc nhiều búi trĩ. Tùy theo vị trí tĩnh mạch trực tràng và hậu môn mà phân ra trĩ nội hay trĩ ngoại.
  • Theo y học cổ truyền, hoa mào gà vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt trừ thấp, lương huyết, chỉ huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như trĩ, kinh nguyệt không đều,
  • Đu đủ, củ cải đỏ, hoa thiên lý, vân vân, là những thực phẩm, mà người mắc bệnh trĩ nên ưu tiên sử dụng.
  • Theo Y học cổ truyền, kinh nguyệt không đều là do tuổi vị thành niên chức năng tiêu hóa bị trục trặc, cản trở sự hấp thu dinh dưỡng, khiến cơ thể phát dục không đầy đủ, chức năng sinh sản chưa hoàn thiện. Các chấn động về tinh thần, tình cảm cũng có thể là một trong những nguyên nhân.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY